Não bộ của mỗi chúng ta chứa hàng triệu tế bào thần kinh, chúng giao tiếp và truyền thông tin cho nhau bằng các tín hiệu điện nhằm thực hiện chức năng điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Vì một lý do nào đó mà các tế bào thần kinh phát ra quá nhiều tín hiệu điện, hoạt động của não bộ sẽ bị rối loạn và xuất hiện các cơn co giật. Nếu bạn hay những người thân trong gia đình đã từng xuất hiện cơn co giật thì có lẽ những thông dưới đây sẽ rất cần thiết với bạn.
Không phải cứ co giật là mắc bệnh động kinh
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm co giật và động kinh và nghĩ chúng là một. Thực tế thì không phải như vậy, co giật là triệu chứng điển hình của bệnh động kinh, tuy nhiên nó cũng là triệu chứng của rất nhiều các bệnh hay rối loạn khác bên trong cơ thể như thiếu canxi, hạ đường huyết, rối loạn vận động, rối loạn chất điện giải, căng thẳng tâm lý quá mức… Do vậy, không phải cứ co giật là mắc bệnh động kinh
Bất kỳ ai cũng có thể xuất hiện các cơn co giật
Bất kỳ ai cũng có thể xuất hiện cơn co giật, tuy nhiên đối tượng dễ xuất hiện các cơn co giật nhất đó là trẻ em do sốt cao dẫn đến co giật và những người cao tuổi bị thiếu máu não mạn tính hoặc sau cơn đột quỵ não.
Co giật không lây nhiễm từ người này sang người khác
Có lẽ bạn sẽ rất sợ hãi khi chứng kiến một người lên cơn co giật, nhưng co giật không phải là căn bệnh truyền nhiễm nếu bạn tiếp xúc, đồng thời người bệnh cũng không thể gây nguy hiểm cho bạn. Không những vậy, đây chính là thời điểm mà người bệnh rất cần sự giúp đỡ của những người xung quanh. Nếu bạn gặp một ai đó trong cơn co giật thì đừng ngần ngại giúp đỡ họ.
Không nên giữ tay chân và đặt bất cứ thứ gì vào miệng người bị lên cơn co giật
Nhiều người nghĩ rằng, giữ chặt tay chân hay đặt một vật gì đó vào miệng người bệnh là có thể giúp đỡ họ trong cơn co giật. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn ngược lại, giữ chặt tay chân có thể khiến người bệnh tổn thương các cơ, đặt một vật gì đó vào miệng dễ làm người bệnh tổn thương cơ hàm, tắc nghẽn đường thở nguy hiểm tới tính mạng trong khi nguy cơ bị cắn vào lưỡi là rất thấp. Cách xử trí khoa học nhất đó là bình tĩnh, loại bỏ tất cả các đồ vật cứng, sắc nhọn ra xa, đệm một vật gì đó mềm dưới đầu và nghiêng đầu người bệnh sang một bên, để cho họ co giật tự do cho tới khi bình thường trở lại.
Nếu bạn hoặc người thân không may mắc phải chứng co giật, hãy sớm đi khám để biết chính xác nguyên nhân. Ngoài ra, bạn có thể gọi cho chúng tôi hoặc Zalo qua số điện thoại 0962.620.043 để được tư vấn giải pháp phòng và trị hiệu quả, an toàn nhất.
Cần làm gì để xác định nguyên nhân gây co giật?
Để xác định nguyên nhân gây co giật, các bác sĩ sẽ cần người bệnh hay những người thân trong gia đình mô tả chi tiết về thời gian cơn, dấu hiệu trong cơn… Bên cạnh đó, người bệnh sẽ cần thực hiện thêm một số các xét nghiệm khác bao gồm xét nghiệm máu, điện não đồ (EEG), chụp cộng hưởng từ (MRI), điện não đồ video (VEEG)
EEG –xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây co giật
Khi nào cơn co giật được coi là bệnh động kinh?
Động kinh là một chứng bệnh nguy hiểm với triệu chứng điển hình là các cơn co giật. Một người xuất hiện các cơn co giật được coi là mắc bệnh động kinh nếu có tất cả các đặc điểm sau:
– Lặp đi lặp lại nhiều lần: xuất hiện ít nhất từ 3 – 4 lần trở lên. Do vậy, những người chỉ mới xuất hiện cơn co giật 1 – 2 lần sẽ chưa đủ cơ sở để chẩn đoán là mắc bệnh động kinh.
– Có tính chất định hình: Biểu hiện của các cơn co giật đều giống nhau trong mỗi lần xuất hiện
– Các xét nghiệm về điện não hay hình ảnh não như điện não đồ (EEG) hoặc/và điện não đồ video (VEEG), chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy có dấu hiệu bất thường.
Động kinh được coi là một tình trạng bệnh lý mạn tính, người bệnh cần điều trị trong thời gian dài để kiểm soát tốt các cơn co giật.
Co giật có nguy hiểm không?
Thông thường, ngoài những nguy cơ gặp phải tai nạn, chấn thương trong cơn co giật, nhìn chung nếu cơn co giật chỉ xuất hiện 1 – 2 lần thì ít khi gây ra những ảnh hưởng lâu dài tới não bộ, tuy nhiên những ảnh hưởng tới não bộ sẽ tăng theo số lượng cơn co giật xuất hiện. Nếu co giật xuất hiện nhiều thì tư duy, trí nhớ, chức năng của nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể sẽ phải chịu nhiều tác động tiêu cực. Chính vì vậy, nếu bạn hay người thân trong gia đình xuất hiện cơn co giật, hãy tới chuyên khoa thần kinh của các bệnh viện uy tín để được thăm khám chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời để tránh co giật tái phát.
DS. Ngọc Hải
Nguồn tham khảo: https://www.verywell.com/what-causes-seizures-1204425
————————————–