Trẻ bị động kinh: Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi!

Con cái phát triển khỏe mạnh cả về thể lực và trí lực là điều mong muốn của tất cả những bậc làm cha mẹ. Với những phụ huynh có con không may mắc phải chứng bệnh động kinh, điều mong muốn này càng cháy bỏng hơn bao giờ hết. Khi còn thơ bé, mong con đủ sức khỏe để học tập và chơi đùa cùng các bạn, lớn lên lại lo có một công việc phù hợp, một gia đình hạnh phúc… Để giảm thiểu những ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ bị động kinh, ngoài thuốc điều trị thì luôn cần có sự đồng hành, tình yêu thương, chăm sóc của cha mẹ trên mỗi chặng đường phát triển của con.

Chăm sóc trẻ bị động kinh ở giai đoạn sơ sinh 

Trong những năm đầu đời, trẻ bị động kinh thường đối mặt với nhiều cơn co giật hơn do não bộ đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển. Do não trẻ bị sinh ngạt, não thiếu oxy, nhiễm trùng như viêm màng não, viêm não, sốt cao co giật… thường là nguyên nhân chính khiến trẻ bị co giật, động kinh ngay từ khi lọt lòng.

Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia, khoảng 2/3 số trẻ bị động kinh có thể giảm số cơn co giật khi bước vào tuổi thiếu niên, trong đó 70% trẻ đáp ứng tốt với thuốc kháng động kinh. Do vậy, cha mẹ nên phát hiện và điều trị co giật cho con càng sớm càng tốt để tránh những ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức, trí tuệ trong học tập sau này. Để làm được điều đó, cha mẹ nên: 

– Luôn dành thời gian bên con, nói chuyện, âu yếm và theo dõi kỹ lưỡng các biểu hiện của con mình.

– Cho con uống thuốc đều đặn theo đúng chỉ định của bác sĩ, bởi việc điều trị tốt sẽ giúp con sớm khỏi bệnh và hạn chế nguy cơ tiến triển nặng hơn khi lớn lên.

– Hãy cố gắng thiết lập thói quen cho bé ngủ nghỉ, uống thuốc,… đúng giờ. 

– Theo dõi chặt chẽ chế độ ăn cho trẻ bởi nó liên quan rất lớn đến sự phát triển, đạt mốc tăng trưởng về chiều cao, cân nặng bình thường của trẻ. Bạn nên trao đổi với các bác sĩ nhi khoa để đảm bảo rằng, con bạn sẽ nhận được dinh dưỡng cần thiết. Sữa là nguồn thức ăn chính của trẻ dưới 6 tháng tuổi, khi lớn hơn, bạn vẫn nên duy trì cho con uống sữa thường xuyên, đồng thời có thể cho con ăn cháo, cơm với thức ăn chứa các dầu béo tốt như dầu oliu, dầu cá… Việc ăn những thức ăn chứa dầu béo sẽ giúp làm hạn chế bớt các cơn co giật xuất hiện.

– Trẻ bị động kinh có xu hướng ngủ nhiều hơn, một phần vì tác dụng phụ của thuốc, hơn nữa bộ não cần thời gian để nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng và sửa chữa sau cơn co giật. Cơn co giật có thể xảy ra trong khi bé ngủ, vì vậy hãy để chăn, gối, xung quanh để tránh bé bị té ngã xuống giường/ nôi.

– Luôn trông chừng con cẩn thận, đừng rời xa tầm mắt tới trẻ, nhất là lúc con bắt đầu tập đi bởi vì các cơn co giật có thể xảy ra bất cứ lúc nào khiến trẻ bị ngã chấn thương vùng đầu.

– Theo dõi từng mốc phát triển của trẻ về ngôn ngữ (nghe, nói), hành vi và nhận thức bởi trẻ bị động kinh có thể gặp các vấn đề này. Khoảng ¼ số trẻ bị động kinh có kèm theo chứng tự kỷ, do vậy hãy trao đổi với bác sĩ khi con có những dấu hiệu bất thường

Trẻ bị động kinh rất cần đến tình yêu thương, chăm sóc tận tình từ cha mẹ và thầy thuốc

Hãy giúp con giảm bớt những cơn co giật, động kinh và cải thiện khả năng nhận thức, ngôn ngữ, trí nhớ bằng cách cho con sử dụng cốm Egaruta. Liên hệ với chúng tôi hoặc Zalo qua số 0962.620.043 để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.


Chăm sóc trẻ bị động kinh ở tuổi đến trường

Khi con đã bắt đầu biết nhận thức, cha mẹ hãy nói chuyện với con một cách cởi mở và thành thật về căn bệnh động kinh càng sớm càng tốt. Tránh nói những điều có thể khiến con cảm thấy đó làm một gánh nặng, tự ti về bản thân. Thay vào đó là chia sẻ những điều lạc quan, chẳng hạn như bệnh này không nguy hiểm, có thể khỏi nếu điều trị tốt,…

Đến trường, đồng nghĩa với những áp lực về bài vở, các hoạt động thể dục thể thao ở trường và các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô. Điều này có thể khiến con thấy áp lực và làm cơn co giật xuất hiện nhiều hơn, do vậy, cha mẹ hãy luôn bên con để giúp con vượt qua bệnh một cách hiệu quả nhất.

– Trao đổi với giáo viên ở trường để nhận được sự giúp đỡ, giảm bớt áp lực về bài vở hoặc những môn thể dục đòi hỏi phải dùng nhiều sức. Cơn co giật có thể đến bất ngờ, có thể gây lúng túng hoặc sợ hãi cho bạn khác, do vậy, tốt nhất là giáo viên nên trao đổi với học sinh khác hiểu, thay vì trêu chọc thì hãy động viên, khích lệ để con bạn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi đến trường.

– Kích lệ con tham gia các hoạt động thể chất, cho con ăn tăng cường các thực phẩm giàu canxi như thịt nạc, sữa, trứng, đậu tương… để hạn chế tác dụng phụ gây loãng xương của một số loại thuốc kháng động kinh

– Cùng con xây dựng một thời gian biểu khoa học, duy trì những thói quen tốt như đi ngủ đúng giờ, đủ giấc, không thức khuya,… để giảm nguy cơ co giật.

– Nhắc con uống thuốc đúng giờ mỗi ngày

Chăm sóc trẻ bị động kinh ở giai đoạn tuổi “teen”

Độ tuổi dậy thì là khoảng thời gian đầy biến động, thách thức và cả những cám dỗ đầy nguy hiểm với trẻ. Với trẻ bị động kinh, những rủi ro và bất an ở lứa tuổi này càng tăng lên gấp bội bởi vì có rất nhiều những yếu tố có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ.

– Tình yêu tuổi học trò và mối quan hệ với bạn bè: Đây là một điều bình thường đối với tuổi teen, các em thường mặc cảm, bối rối, không biết làm cách nào có thể giải thích cho bạn bè xung quanh hiểu về chứng bệnh mình, nhất là sự lo sợ về việc bị “đối phương” từ chối. Cha mẹ có thể giúp con bằng cách tạo nên cầu nối, giúp mọi người cùng hiểu hơn về bệnh và cảm thông, chia sẻ với trường hợp của con mình. Hãy nhớ rằng, động kinh không phải bệnh truyền nhiễm, con bạn sẽ hoàn toàn bình thường sau cơn co giật qua đi.

Đối với trẻ động kinh, cha mẹ nên thường xuyên trò truyện, chia sẻ

Đối với trẻ động kinh, cha mẹ nên thường xuyên trò truyện, chia sẻ

– Những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể: có thể ảnh hưởng đến cách nhìn nhận và suy nghĩ của trẻ về mọi thứ. Nhất là với những em gái, thay đổi nồng độ hormon  trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt có thể khiến cơn co giật xuất hiện nhiều hơn. Do vậy, cha mẹ nên lưu ý nhắc còn dùng thuốc đều đặn hoặc trao đổi với bác sĩ về thuốc điều trị thích hợp.

– Lạm dụng chất kích thích: Chán nản về bệnh, tác dụng phụ của thuốc, suy nghĩ chưa chín chắn… có khiến nhiều trẻ ở có xu hướng tìm đến các chất kính thích. Điều quan trọng với các bậc cha mẹ là cần hiểu suy nghĩ, về đời sống riêng tư của con nhiều hơn để có thể chia sẻ, trò truyện, giúp đỡ con như những người bạn thực sự. Khuyến khích con tham gia hoạt động xã hội để tinh thần luôn được thoải mái, tránh những hành động tiêu cực.

Cho dù con ở độ tuổi nào, kiểm soát các cơn co giật chính là “chìa khóa” để giải quyết mọi vấn đề. Để làm được điều này, cha mẹ cần nhắc con uống thuốc thường xuyên liên tục, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, cố gắng tránh cho con những căng thẳng về tâm lý. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA có vai trò quan trọng giúp kiểm soát các hoạt động điện quá mức của não bộ. Bên cạnh việc bổ sung trực tiếp GABA thì việc sử dụng các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên như Rhynchophyllin trong cây Câu đằng có thể giúp tăng nồng độ GABA từ bên trong sẽ là giải pháp hiệu quả và bền vững nhất.

Dược sĩ Lê Lương

Nguồn tham khảo:

https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/head-neck-nervous-system/Pages/How-to-Support-Child-with-Epilepsy-Information-for-Parents.aspx

http://www.parents.com/baby/health/other-issues/epilepsy/

http://www.epilepsy.com/learn/seizures-youth/about-kids/your-child-school-and-child-care

………………….

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      20 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Nguyên Lâm Phạm
      Nguyên Lâm Phạm
      2 Năm Trước

      bệnh động k nh từ nhỏ cháu uống thuốc và đã cắt được cơm ,em muốn hỏi liệu bệnh này có khỏi dứt điểm đc không ?

      THU.
      THU.
      6 Năm Trước

      Con cháu bị sốt 2 lần khá cao, có bị ảnh hưởng gì không ạ

      Ngoc
      Ngoc
      6 Năm Trước

      Con e đã bị sốt giật 4 lần từ lúc 11 tháng tuổi đến gần 3 tuổi giờ cháu được 5 tuổi rồi, liệu sau này có sợ bị ảnh hưởng và động kinh ko, và có loại thuốc gì cải thiện lão bộ cho cháu ko ạ, e cảm thấy cháu ko tập chung và có phần ảnh hưởng chậm của lão bộ, e xin cảm ơn ạ

      thúy nhài
      thúy nhài
      6 Năm Trước

      em muốn hỏi ở ninh bình có đại lý của bên mình không ạ

      Tùng Duong
      Tùng Duong
      6 Năm Trước

      Chào BS . Bé nahf tôi năm nay 4 tuổi bị động kinh cục bộ , xin BS cho tôi hỏi cách chăm sóc bé nhu thế nào mỗi khi cháu bị ah , dùng cốm ERAGUTA có cải thiện đươc tình trạng của cháu không ah!

      Thanh Lam
      Thanh Lam
      7 Năm Trước

      Thời tiết thay đổi là em lên cơn co giật động kinh

      Đào
      Đào
      7 Năm Trước

      Xin hỏi ở Hải phòng thì sản phẩm ở đâu được ạ

      Thủy
      Thủy
      7 Năm Trước

      Con của cháu được 5 tuổi. Gần đây khi ngủ cháu hay bị co giật tay, chân, đầu. Cháu sợ con bị động kinh đưa đi khám ở bệnh viện tỉnh Đaklak, bệnh viện Nhi Sài Gòn họ đều làm điện não đồ và nói không sao cả. Họ cho thuốc uống nhưng hết thuốc cháu vẫn thấy con ngủ còn co giật tay chân, đầu. Mong bác sĩ tư vấn giúp.

      Dung
      Dung
      7 Năm Trước

      Bao tiền một hộp đấy bác sỹ? Ở Hà Nội thì mua ở đâu là chính hãng

      Hoàng Tưởng
      Hoàng Tưởng
      7 Năm Trước

      Chào bác sỹ, ở TP Thanh Hóa có nhà thuốc nào bán ko ạ?