Từ trước đến nay, người ta vẫn thường dùng bồ kết để gội đầu, làm sạch gàu, đen tóc. Nhưng ít ai biết rằng, bồ kết còn có khả năng ngăn chặn cơn co giật, động kinh hiệu quả. Cùng tìm hiểu về tác dụng cũng như cách dùng Bồ kết trong điều trị động kinh ngay tại bài viết sau.
Đặc điểm của cây Bồ kết
Bồ kết có tên khoa học là Fructus Gleditschiae, hay còn được gọi là tạo giác, trư nha tạo giác, thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Đây là loại cây thân gỗ có chiều cao khoảng 5 – 10m. Cây có nhiều gai cứng, to và chia nhiều nhánh. Lá kép lông chim 2 lần, mỗi lá gồm có 3 – 4 cặp lá chét. Lá mọc so le, phiến lá chét có lông ở mặt trên và mép có răng cưa. Hoa mọc thành chùm ở ngọn hoặc nách lá, màu trắng. Quả loại đậu, dài, hơi cong như hình lưỡi liềm, bên trong chứa nhiều hạt. Ở Việt Nam, cây Bồ kết thường mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An,…
Bồ kết có quả họ đậu, dài, hơi cong hình lưỡi liềm
Bồ kết có thể chữa khỏi co giật, động kinh không?
Các bộ phận thường được sử dụng làm thuốc trong cây bồ kết bao gồm quả, hạt và gai. Trong đông y bồ kết có vị cay, mặn, tính ôn, tác dụng thông khiếu, khử đờm, tiêu thũng, sát khuẩn và chống co giật rất tốt. Vì vậy, Bồ kết thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian trị trúng phong cấm khẩu, ho, lở loét đầu, u nhọt, rụng tóc,… và đặc biệt giúp kiểm soát cơn động kinh hiệu quả.
Thực tế, động kinh là một bệnh lý mạn tính, liên quan đến sự bất thường trong não bộ nên việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy Bồ kết có tác dụng làm giảm cơn co giật tốt nhưng nếu nói rằng, dùng Bồ kết để chữa khỏi hoàn toàn động kinh thì chưa thực sự chính xác.
Bởi vậy, người bệnh vẫn nên tuân thủ dùng thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và có thể tham khảo dùng thêm Bồ kết. Sau một thời gian, cơn co giật được cải thiện nhiều thì có thể tiếp tục sử dụng, còn ngược lại thì nên dừng ngay.
Bồ kết có tác dụng phụ gì không?
Hoạt chất Saponin triterpen có trong Bồ kết có tác dụng kích thích niêm mạc dạ dày cục bộ gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, thậm chí gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa nếu nếu dùng với liều lượng lớn. Ngoài ra, Bồ kết còn có thể gây ngộ độc toàn thân với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, tức ngực, nóng rát ở cổ, chân tay rã rời, nghiêm trọng hơn có thể gây hôn mê, co giật. Những độc tố của Bồ kết thường chỉ xuất hiện khi chúng còn tươi, bởi vậy, khi làm thuốc cần sao hay nướng thật vàng hoặc đốt thành than để loại bỏ độc tố.
Bồ kết có thể kích thích niêm mạc dạ dày gây buồn nôn, tiêu chảy
Ngoài bồ kết còn rất nhiều vị thuốc quý có tác dụng ngăn chặn động kinh đã được bào chế thành dòng sản phẩm bổ trợ tiện dụng hơn và được kiểm chứng lâm sàng rõ ràng. Nếu bạn muốn tìm hiểu về dòng sản phẩm bổ trợ này, hãy gọi điện thoại hoặc liên lạc qua zalo số 0962.620.043 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
Các bài thuốc từ Bồ kết điều trị co giật, động kinh
Người bệnh co giật, động kinh có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian từ cây Bồ kết như sau:
Bài thuốc 1:
– Nguyên liệu:Quả Bồ kết đốt tồn tính (tức là đốt không cho cháy thành tro hoàn toàn mà chỉ để cháy lớp ngoài chứng 70%) và Bạch phàn (phèn chua phi), 2 thứ với hàm lượng bằng nhau.
– Cách sử dụng: Ngày uống 3 – 6g, chia nhiều lần, mỗi lần 0,5g
Bài thuốc 2:
– Nguyên liệu: 160g Bồ kết sao tồn tính, 40g Mật đà tăng, 160g gồm rễ, lá, thân cây Ké đầu ngựa. Tất cả đem phơi khô, nghiền nhỏ, hòa nước cháo giã nhuyễn viên bằng hạt ngô, lấy Chu sa bao viên.
– Cách sử dụng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 viên uống với nước táo tàu. 3 ngày sau giảm dần còn 20 viên.
Những lưu ý khi sử dụng Bồ kết trong điều trị động kinh
– Không được dùng quá liều vì có thể gây ngộ độc, thiếu máu tan huyết. Liều lượng tối đa: 1 – 1.5g/lần sắc thuốc.
– Khi sử dụng nên uống cách các thuốc khác ít nhất 2 giờ để hạn chế tối đa tác dụng phụ và tương tác thuốc.
– Không dùng cho phụ nữ mang thai vì độc tính trong bồ kết có thể gây sảy thai, sinh non và tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
– Tránh dùng bồ kết cho người có tỳ vị hư yếu vì có thể gây rối loạn tiêu hóa, ăn uống khó tiêu, mất ngủ, trướng bụng.
– Hạn chế dùng bồ kết cho người có bệnh lý về dạ dày và tá tràng.
– Không nên dùng bồ kết khi đang đói vì có thể gây ngộ độc, say bồ kết. Những triệu chứng còn có thể nặng hơn đối với người có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ, người già.
Phụ nữ có thai tuyệt đối không được sử dụng Bồ kết
Mặc dù có thể hỗ trợ giúp người bệnh động kinh giảm cơn co giật và mau chóng hồi phục sức khỏe sau cơn, tuy nhiên Bồ kết lại là một vị thuốc có nhiều độc tính nguy hiểm, bởi vậy cần tìm hiểu kỹ và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể dùng thêm cốm Egaruta được bào chế từ các vị thảo dược như Câu đằng, An tức hương có tác dụng trấn kinh, an thần, giúp ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh hiệu quả.
Điều này cũng đã được chứng minh trong nghiên cứu lâm sàng thực hiện tại bệnh viện Quân y 103, Hà Nội. Kết quả cho thấy, cốm Egaruta có thể giúp giảm 98.38% tần số cơn và giảm gần 2 phút thời gian diễn ra cơn mà không gây bất cứ tác dụng phụ lâu dài. Đây là sản phẩm thảo dược đầu tiên và duy nhất dành cho cho bệnh co giật, động kinh được nhiều chuyên gia đánh giá cao và hàng ngàn người bệnh tin dùng. Cùng lắng nghe chia sẻ của họ tại đây:
Chia sẻ bí kíp trị co giật, động kinh hiệu quả
Bồ kết là loại quả vô cùng quen thuộc trong đời sống hàng ngày và cũng được dùng trong y học cổ truyền để làm thuốc giúp trị co giật, động kinh hiệu quả. Tuy nhiên do có nhiều độc tố nên trước khi sử dụng người bệnh cần hết sự thận trọng.
Tôi bị động kinh 4 năm nay, vẫn dùng thuốc tây và sắc bồ kết uống nhưng 3 – 4 tháng lại có 1 cơn co giật. Tôi dùng thêm cốm egaruta này đc ko? dùng bao lâu sẽ có hiệu quả?
Chào bạn Ngọc Anh,
Trong điều trị động kinh thì việc dùng thuốc kháng động kinh theo đơn kê của bác sĩ vẫn là chỉ định đầu tay giúp người bệnh kiểm soát các cơn co giật. Bên cạnh đó, để sớm đạt được mục tiêu điều trị, bạn nên sử dụng kết hợp thuốc cùng cốm Egaruta với liều 4 gói/ngày chia 2 lần để nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc tây y trong thời gian 3 – 6 tháng nhằm giảm bớt tần suất và mức độ các cơn co giật hiệu quả. Có rất nhiều người bệnh đã kiểm soát tốt bệnh động kinh nhờ kiên trì sử dụng cốm Egaruta cùng với thuốc chống động kinh của bác sĩ, bạn có thể tham khảo thêm qua chia sẻ của họ và thông tin về cốm Egaruta trong bài viết dưới đây: http://tridongkinh.com/bai-viet/chia-se-kinh-nghiem-dieu-tri-chung-co-giat-dong-kinh-hieu-qua https://tridongkinh.com/bai-viet/tpcn-com-egaruta-ho-tro-dieu-tri-co-giat-dong-kinh-da-duoc-kiem-chung-lam-sang
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0962.620.043, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Tôi bị động kinh 4 năm nay, vẫn dùng thuốc tây và sắc bồ kết uống nhưng 3 – 4 tháng lại có 1 cơn co giật. Tôi dùng thêm cốm egaruta này đc ko? dùng bao lâu sẽ có hiệu quả?
Chào bạn Ngọc Anh,
Trong điều trị động kinh thì việc dùng thuốc kháng động kinh theo đơn kê của bác sĩ vẫn là chỉ định đầu tay giúp người bệnh kiểm soát các cơn co giật. Bên cạnh đó, để sớm đạt được mục tiêu điều trị, bạn nên sử dụng kết hợp thuốc cùng cốm Egaruta với liều 4 gói/ngày chia 2 lần để nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc tây y trong thời gian 3 – 6 tháng nhằm giảm bớt tần suất và mức độ các cơn co giật hiệu quả. Có rất nhiều người bệnh đã kiểm soát tốt bệnh động kinh nhờ kiên trì sử dụng cốm Egaruta cùng với thuốc chống động kinh của bác sĩ, bạn có thể tham khảo thêm qua chia sẻ của họ và thông tin về cốm Egaruta trong bài viết dưới đây:
http://tridongkinh.com/bai-viet/chia-se-kinh-nghiem-dieu-tri-chung-co-giat-dong-kinh-hieu-qua
https://tridongkinh.com/bai-viet/tpcn-com-egaruta-ho-tro-dieu-tri-co-giat-dong-kinh-da-duoc-kiem-chung-lam-sang
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0962.620.043, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!