Bệnh động kinh có thể ví như một cơn bão điện xảy ra bất thường trong não bộ, chính vì nó đến một cách đột ngột nên có thể khiến người bệnh luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi, đôi khi còn rơi vào trạng thái chán nản, tuyệt vọng không lối thoát. “Vậy làm sao có thể dự đoán trước được cơn động kinh sắp xảy ra để có thể phòng tránh nó kịp thời?” Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những bậc làm cha làm mẹ khi con họ không may bị co giật động kinh ngay từ khi còn nhỏ.
Để giải đáp cho vấn đề này, các chuyên gia thần kinh đã không ngừng nghiên cứu và sáng chế ra một thiết bị mới nhằm giúp người bệnh sớm kiểm soát được cơn động kinh một cách hiệu quả trong tương lai.
Theo dõi nhịp tim – Thiết bị cảm biến cảnh báo trước cơn động kinh
Tiến sĩ Joseph Madsen tại Bệnh viện trẻ em Boston cho biết, trước khi cơn động kinh xuất hiện khoảng 20 phút, trong cơ thể người bệnh sẽ có một sự thay đổi đột biến của các thụ thể cảm nhận dưới da thuộc hệ thống thần kinh tự trị. Điều này hoàn toàn có thể theo dõi được thông qua một thiết bị cảm biến gắn ở cổ tay.
Các hệ thống thần kinh tự trị, kiểm soát chức năng cơ thể mà chúng ta thường không nhận thức được như nhịp tim và hơi thở, được cho là đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế gây đột tử ở bệnh động kinh (SUDEP – chiếm tỷ lệ 7 – 17% số ca tử vong trong số những người mắc bệnh động kinh). Các nhà khoa học tại Đại học Case Western Reserve ở Ohio đã phát hiện ra rằng, ngay cả trong trường hợp không có cơn co giật, hoạt động điện tim ở những người bị động kinh toàn thể có một sự khác biệt lớn hơn so với người bình thường.
Sự thay đổi nhịp tim có thể báo trước cho một cơn động kinh
Cơn động kinh hoàn toàn có thể kiểm soát nếu được cảnh báo sớm và thực hiện đúng hướng dẫn điều trị. Hãy gọi cho chúng tôi hoặc Zalo qua số 0962.620.043 để được tư vấn giải đáp những vấn đề bạn quan tâm!
Nghiên cứu theo dõi sự thay đổi hoạt động tim liên kết với cơn động kinh
Một nghiên cứu mới nhất được đăng tải trên Tạp chí Sinh lý học (the Journal of Physiology) đã chỉ ra được những thay đổi nhất định trong hoạt động của tim, liên kết với chứng bệnh động kinh ngay cả trong trường hợp không có cơn co giật.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học khám sàng lọc và chọn 91 trẻ em, thanh thiếu niên bị bệnh động kinh toàn thể và 25 người khỏe mạnh. Sau đó, họ kiểm tra huyết áp và theo dõi hoạt động của tim ở tất cả những người tham gia nghiên cứu trong thời gian 30 phút nghỉ ngơi, trong đó họ đặc biệt quan tâm đến việc ghi lại điện tim (sự thay đổi giữa các nhịp tim) tương ứng với từng nhịp hô hấp, tức là theo dõi sự thay đổi đồng bộ hóa giữa nhịp tim và hơi thở.
Ý nghĩa mang lại từ nghiên cứu theo dõi hoạt động tim trong động kinh
Sau khi phân tích, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, ở trẻ bị động kinh có những thay đổi đồng bộ rõ rệt hơn giữa nhịp tim và hơi thở (tức là loạn nhịp xoang hô hấp) so với nhóm chứng, nhưng nhịp tim trung bình thấp hơn (thậm chí sau khi tính toán sự khác biệt về giới tính, độ tuổi và chiều cao, cân nặng giữa các đối tượng trong nhóm). Điều này cho thấy rằng, nhánh thần kinh đối giao cảm của hệ thống thần kinh tự chủ ở người động kinh sẽ hoạt động nhiều hơn so với người bình thường, hay nói cách khác, sự gia tăng trong hoạt động thần kinh đối giao cảm có thể đi trước sự “tấn công” của một cơn động kinh ở trẻ. Trong khi huyết áp bị ảnh hưởng bởi nhánh thần kinh giao cảm lại không khác biệt giữa các nhóm, tức là hoạt động giao cảm không bị ảnh hưởng.
Do vậy, sự mất cân bằng trong hoạt động tự chủ có thể xảy ra trước khi động kinh xuất hiện. Điều này có thể có ý nghĩa quan trọng trong tương lai cho việc chẩn đoán bệnh và xác định được yếu tố nguy cơ ở các trẻ em bị động kinh. Nghiên cứu cụ thể về hiệu ứng nhịp tim và hô hấp cũng làm sáng tỏ, nếu tình trạng mất cân bằng này tiến triển đến một giới hạn nhất định, có thể gây ra một tình trạng nghiêm trọng hơn là hội chứng đột tử trong động kinh (SUDEP). Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo, cần thận trọng trong việc sử dụng kích thích thần kinh tự trị vagal (VNS) trong điều trị động kinh, vì nó làm tăng hoạt động giao cảm. Mặc dù phương pháp này có thể có hiệu quả trong một số người có khả năng kháng thuốc chống động kinh, nhưng ở những người khác nó có thể gây nhịp tim chậm, làm gián đoạn của tính đồng bộ giữa nhịp tim và hơi thở.
Dưới ánh sáng của kết quả khoa học, nghiên cứu này đã mở ra một bước tiến mới trong việc tạo ra những thiết bị cảm biến đơn giản, thuận tiện trong việc theo dõi, dự báo trước những cơn động kinh và tìm ra hướng điều chỉnh hoạt động kinh đối giao cảm, phương pháp điều trị mới nhằm giảm nguy cơ xuất hiện cơn co giật cho bệnh nhân động kinh trong tương lai.
DS. Đức Long
Nguồn tham khảo:
https://www.epilepsyresearch.org.uk/
http://affect.media.mit.edu/
————————–