Mặc dù không phải lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong điều trị tăng động giảm chú ý, nhưng thuốc tây là giải pháp hữu ích với những trẻ tăng động trên 6 tuổi, mức độ nặng, khó có thể kiểm soát hành vi, cảm xúc. Tuy nhiên, cha mẹ cần thận trọng khi cho trẻ sử dụng, bởi thuốc trị tăng động có thể gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, thậm chí một số thuốc có thể gây tăng ý nghĩ tự tử. Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết sau.
Một số thuốc trị tăng động có thể làm tăng ý nghĩ tự tử ở trẻ
Thuốc trị tăng động giảm chú ý được ví như “con dao hai lưỡi”, bên cạnh những lợi ích, thuốc cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, khô miệng, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn cảm xúc, tổn thương gan, thận,…
Không chỉ vậy, một số thuốc còn gây tăng suy nghĩ tự tử, điển hình như Atomoxetine thuộc nhóm không kích thích (Non-stimulants) và các thuốc chống trầm cảm (Antidepressants) gồm: Bupropion, Desipramine, Imipramine, Nortriptyline,… Nguy cơ tự tử tăng cao ở trẻ vị thành niên hoặc có kèm theo rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, trầm cảm kéo dài. Do vậy, cha mẹ cần theo dõi kỹ lưỡng, thường xuyên cho trẻ thăm khám định kỳ để đánh giá mức độ đáp ứng thuốc và điều chỉnh liều phù hợp.
Một số thuốc trị tăng động có thể gây tăng ý nghĩ tự tử ở trẻ
4 lưu ý khi sử dụng thuốc trị tăng động để hạn chế tối đa hành vi tự sát ở trẻ
Khi cho trẻ sử dụng thuốc trị tăng động, để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, cha mẹ cần lưu ý:
– Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng, giảm liều hoặc ngưng, bỏ thuốc đột ngột, nhất là giai đoạn đầu dùng thuốc.
– Kiên nhẫn, không nên nóng vội, nhất là khi trẻ dùng thuốc chống trầm cảm, bởi một số thuốc thuộc nhóm này tác dụng khá chậm, có khi mất cả 2 – 4 tuần mới bắt đầu nhìn thấy hiệu quả.
– Không nên bỏ quên bất cứ liều thuốc nào, nếu lỡ quên hãy hỏi ý kiến bác sĩ điều trị để xử trí đúng cách.
– Trong suốt quá trình sử dụng, cha mẹ cần theo dõi sát sao từng biểu hiện của trẻ, nếu thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nghi ngờ tác dụng phụ của thuốc hoặc trẻ có ý nghĩ, hành vi tự sát, hãy thông báo ngay với bác sĩ để có hướng can thiệp kịp thời.
Nếu con bạn đang dùng các thuốc trị tăng động giảm chú ý, hãy gọi điện thoại/zalo tới số 0962.620.043, các chuyên gia sẽ tư vấn giúp bạn về công dụng, tác dụng phụ cũng như các sử dụng thuốc cho trẻ để đạt hiệu quả tối ưu.
Phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý hiệu quả mà không cần dùng thuốc
Giáo dục hành vi
Liệu pháp hành vi được xem là giải pháp ưu tiên trong mọi phác đồ điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ. Để phương pháp này phát huy hiệu quả tối đa, cha mẹ cần nắm vững các nguyên tắc sau:
– Rèn luyện những thói quen tốt cho trẻ bằng cách tạo lập kế hoạch công việc hàng ngày và yêu cầu trẻ nghiêm túc thực hiện theo.
– Thường xuyên khích lệ, động viên khi trẻ làm được một việc tốt, đồng thời cho trẻ thấy được hậu quả của những hành vi sai trái, từ đó tự sửa chữa để trở nên tốt hơn.
– Cho trẻ quyền quyết định với những thứ đơn giản như đồ ăn, đồ chơi, quần áo… tuy nhiên cha mẹ cần dứt khoát với những đòi hỏi quá đáng của trẻ.
– Tạo lập một không gian yên tĩnh, tránh mọi tiếng ồn để trẻ có thể tập trung khi học.
– Dành thời gian trò chuyện cùng trẻ để hiểu rõ những khó khăn mà trẻ gặp phải, từ đó cùng trẻ vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống.
– Trao đổi với giáo viên về tình trạng của trẻ để đưa ra những phương pháp hỗ trợ tốt nhất.
Giáo dục hành vi đóng vai trò quan trọng trong điều trị tăng động ở trẻ
Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Một lối sống khoa học đóng vai trò quan trọng trong điều trị tăng động ở trẻ, bởi vậy cha mẹ nên:
– Tăng cường bổ sung protein nhằm cung cấp nguồn năng lượng ổn định cho não bộ như thịt nạc, trứng, cá, hải sản,…
– Chú trọng tới các loại thực phẩm giàu omega – 3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, hạt óc chó, hạnh nhân, dầu oliu, dầu hạt lanh,…
– Cắt giảm thực phẩm chứa nhiều đường, mì chính, chất phụ gia, chất bảo quản như bánh kẹo ngọt, đồ ăn chế biến sẵn, nước ngọt có ga,…
– Hạn chế các loại đồ ăn, thức uống chứa nhiều chất kích thích như cà phê, trà đặc, nước tăng lực,…
– Khuyến khích trẻ tập thể dục, thể thao thường xuyên nhằm tăng cường sức khỏe, cải thiện tinh thần của trẻ.
Khuyến khích trẻ tăng động tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên
Với những thông tin trong bài viết trên, hi vọng các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn về những rủi ro khi sử dụng thuốc trị tăng động giảm chú ý cho trẻ, từ đó có thể lựa chọn những giải pháp phù hợp, an toàn giúp trẻ cải thiện chứng bệnh này hiệu quả.
Xem thêm:
Giải pháp thảo dược hàng đầu giúp điều trị chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ
Chia sẻ hành trình tìm cách trị tăng động giảm chú ý cho con hiệu quả
Dược sĩ Trần Huyền
Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh thần kinh, tâm bệnh
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/add-adhd/adhd-medication-chart#2