Cảnh báo 6 biểu hiện của trẻ tự kỷ tăng động, cha mẹ chớ nên chủ quan!

Bạn đã bao giờ nghe đến khái niệm trẻ tự kỷ tăng động? Thực chất, đây là một dạng của bệnh tự kỷ nhưng có kèm theo những biểu hiện nghịch ngợm quá mức, bốc đồng, thiếu tập trung hay còn gọi tắt là tự kỷ tăng động. Tình trạng này dường như phức tạp và khó điều trị hơn nhiều. Cùng tìm hiểu về những biểu hiện của trẻ tự kỷ tăng động và cách trị hiệu quả tại đây.

Nhận diện những biểu hiện của trẻ tự kỷ tăng động để sớm chẩn đoán bệnh

Mỗi trẻ tự kỷ tăng động là một cá thể riêng biệt với nhiều triệu chứng khác nhau, nhưng đa phần đều có 6 biểu hiện sau:

Giảm tương tác xã hội

Thiếu những kỹ năng tương tác xã hội là vấn đề cơ bản thường gặp ở trẻ tự kỷ tăng động. Trẻ thường có những dấu hiệu sau:

– Rất ít hoặc ngại giao tiếp bằng mắt.

– Thích chơi một mình, ít tương tác với các trẻ khác.

– Ít hoặc không có những cử chỉ, điệu bộ để giao tiếp như chào tạm biệt, lắc đầu, xua tay…

– Không phản ứng với những tác động từ bên ngoài hoặc phản ứng một cách thái quá.

– Gặp khó khăn khi phát triển hoặc duy trì các mối quan hệ bạn bè.

– Khó có thể sử dụng và hiểu những cử chỉ, nét mặt khi giao tiếp.

Thích chơi một mình có thể là một biểu hiện của trẻ tự kỷ tăng động

Thích chơi một mình có thể là một biểu hiện của trẻ tự kỷ tăng động

Nếu con bạn có những biểu hiện nghi ngờ chứng tự kỷ tăng động, hãy sớm đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác, đồng thời liên hệ ngay với chúng tôi bằng cách gọi điện hoặc Zalo qua số 0962.620.043 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.


Giảm khả năng giao tiếp

Trẻ tự kỷ tăng động đa phần đều gặp vấn đề về ngôn ngữ, giao tiếp, cụ thể như sau:

– Nói không rõ khiến mọi người không thể hiểu hoặc hay nhại lại lời nói của người khác.

– Gặp khó khăn trong việc diễn đạt ngôn từ.

– Không chủ động để nói, không biết cách đặt câu hỏi và không đủ kiên nhẫn để duy trì cuộc hội thoại.

– Không sử dụng điệu bộ, cử chỉ để hỗ trợ hay diễn tả các câu nói khi giao tiếp.

– Không biết cách chơi các trò chơi giả tưởng và các trò chơi có tính quy luật.

Các hành vi, thói quen rập khuôn, lặp lại nhiều lần

Trẻ thường thu hẹp hành vi, sở thích của chính mình và lặp lại nhiều hành vi kỳ lạ:

– Luôn cầm nắm một thứ trong tay như bút bi, chai lọ, đồ chơi,…

– Thường kiễng gót, quay tròn, lắc lư người và vẫy tay,…

– Gắn bó với một đồ vật hoặc người nào đó lâu dài.

Nghịch ngợm, hiếu động quá mức

Trẻ tự kỷ tăng động cũng có thể nghịch ngợm luôn tay, luôn chân, leo trèo khắp nơi và thích quậy phá người khác. Ngoài ra, trẻ còn có thể có những biểu hiện như:

– Nói nhiều, nói chen ngang lời người khác, nhưng lại nói không “tròn vành rõ chữ”.

– Hấp tấp trả lời ngay cả khi người khác chưa hỏi xong.

– Di chuyển giống như đang “lái mô tô”.

– Khó có thể chờ đợi đến lượt mình khi chơi các trò chơi hay ở những nơi công cộng.

– Hay quấy rầy, làm phiền người khác khi họ đang nói chuyện hoặc chơi đùa mà không có trẻ.

Thiếu tập trung, chú ý

Trẻ tự kỷ tăng động thường thiếu tập trung, chú ý trong nhiều việc, biểu hiện dễ nhận thấy nhất đó là ít đáp lại khi được gọi tên, tuy nhiên đôi khi trẻ có thể tập trung “cao độ” ở những sự việc mà trẻ yêu thích. Ngoài ra, trẻ còn có một số biểu hiện như:

– Hay mắc lỗi sai vì thiếu cẩn thận.

– Phớt lời, không lắng nghe khi giao tiếp với người khác.

– Không tuân thủ các quy định, hướng dẫn chung và không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

– Khả năng thích nghi kém, kể cả những thay đổi nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày như ăn các món mới, thức dậy sớm hơn hoặc mặc những bộ quần áo mới,…

– Thường xuyên làm mất đồ vật, dụng cụ học tập như sách, bút, thước, vở,…

Trẻ tự kỷ tăng động cũng có thể bị thiếu tập trung, chú ý

Trẻ tự kỷ tăng động cũng có thể bị thiếu tập trung, chú ý

Nóng nảy, bốc đồng

Hành động thiếu suy nghĩ, bốc đồng và nóng nảy là biểu hiện của trẻ tự kỷ tăng động rất dễ để nhận thấy, cụ thể như sau: trẻ thường không suy nghĩ trước khi hành động và khó có thể đánh giá mức độ nguy hiểm từ những việc mình đang làm như: trèo lên cao nhảy xuống hoặc đột ngột lao ra đường,… thậm chí có những hành vi tự làm tổn thương chính mình.

Để hiểu rõ hơn về những biểu hiện của trẻ tự kỷ tăng động, cũng như cách kiểm soát bệnh hiệu quả, các bậc phụ huynh hãy bớt chút ít thời gian lắng  nghe chia sẻ của chị Tạ Thị Thơ (Sóc Sơn, Hà Nội) trong video sau:


Dấu hiệu nhận biết và cách trị tự kỷ tăng động hiệu quả

Chứng tự kỷ tăng động có nguy hiểm không?

Tự kỷ tăng động có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ, bệnh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của não bộ mà còn gây nhiều vấn để về cuộc sống, sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ.

Trẻ tự kỷ tăng động gặp nhiều khó khăn trong việc diễn đạt để cho người khác hiểu những mong muốn của mình. Điều này gây cản trở lớn tới việc sinh hoạt, học tập, thậm chí khiến trẻ khó có thể tự chăm sóc bản thân mà phải lệ thuộc vào người thân trong gia đình.

Không chỉ vậy, trẻ tự kỷ tăng động cũng thường không ý thức được việc làm của mình, chúng có thể thực hiện những hành vi nguy hiểm như: trèo leo lên cao rồi đột ngột nhảy xuống,… Có khi, trẻ còn tự làm tổn thương chính mình như đập đầu vào tường, cấu véo tay chân,…

Chứng bệnh này cũng khiến trẻ sống khép kín, thu mình hơn. Trẻ khó có thể hòa nhập với mọi người xung quanh, do vậy dễ bị trêu trọc, xa lánh và rơi vào tình trạng trầm cảm. Vậy nên, trẻ có thể vô thức tìm đến cái chết bởi không có khả năng kiểm soát, bảo vệ bản thân.

Trẻ tăng động tự kỷ dễ bị trầm cảm

Trẻ tăng động tự kỷ dễ bị trầm cảm

Giải pháp nào cho trẻ tự kỷ tăng động?

Đa phần các trẻ tự kỷ tăng động sẽ phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát cảm xúc, hành vi tốt hơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tích cực giáo dục hành vi cho trẻ thông qua trị liệu ngôn ngữ, cảm xúc, cải thiện khả năng nhận thức, tư duy và rèn luyện kỹ năng sống,… nhằm giúp trẻ mau chóng hòa nhập với xã hội hơn.

Hiện nay, sử dụng thảo dược tự nhiên trong điều trị tự kỷ tăng động đang được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi tính an toàn và hiệu quả bền vững. Trong đó, Câu đằngAn tức hương là hai thảo dược được quan tâm nhiều hơn cả. Bởi lẽ, những thảo dược này đã được chứng minh không chỉ có tác dụng trấn an tâm thần mà còn giúp ổn định hoạt động dẫn truyền trong não bộ của trẻ, nhờ đó giúp trẻ kiểm soát triệu chứng nghịch ngợm, tăng khả năng tập trung chú ý, từ đó giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn.

Các thảo dược này đã được nghiên cứu và ứng dụng trong sản phẩm có tên thương mại cốm Egaruta. Ngay từ khi có mặt trên thị trường sản phẩm đã được hàng ngàn phụ huynh tin tưởng lựa chọn và phản hồi tích cực. Mời các bậc phụ huynh lắng nghe chia sẻ của chị Nhài (Đăk Lăk) trong video sau để hiểu rõ hơn về những lợi ích của cốm Egaruta với trẻ tự kỷ tăng động:

Chia sẻ kinh nghiệm trị tự kỷ tăng động cho con

Xem thêm:

Cốm Egaruta có tốt không? Cùng tìm hiểu để tin dùng

Hướng dẫn cha mẹ cách phân biệt trẻ tăng động và tự kỷ

Mặc dù điều trị cho trẻ tự kỷ tăng động không hề dễ, nhưng nếu cha mẹ sớm nhận biết và áp dụng đúng cách, trẻ vẫn có thể kiểm soát tốt cảm xúc, hành vi của mình và mau chóng hòa nhập với xã hội.

Dược sĩ Cao Thủy

Trường Đại học Dược Hà Nội

Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh thần kinh, tâm bệnh

Nguồn tham khảo:

https://www.autismspeaks.org/what-are-symptoms-autism

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/adult-adhd/symptoms-causes/syc-20350878

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 230.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 360.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 330.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      2 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Hằng Nguyễn
      Hằng Nguyễn
      2 Năm Trước

      Con em 3 tuổi, cháu rất nghịch, hay leo trèo chạy nhảy, nhưng đến giờ vẫn chưa biết nói, và chỉ thích chơi 1 mình. ko biết có phải bị tự kỷ tăng động ko? tư vấn giúp em