Cách vượt qua ” Rối loạn cảm xúc “

Rối loạn cảm xúc là một chứng bệnh tâm thần gây ra sự thay đổi, không ổn định về cảm xúc, thường khởi phát ở người trẻ trong khoảng từ 20 – 30 tuổi. Để người bệnh có thể vượt qua rối loạn cảm xúc rất cần một phác đồ điều trị hợp lý cùng với sự quan tâm, chia sẻ, động viên của những người xung quanh.

Các biểu hiện của rối loạn cảm xúc

Các biểu hiện của rối loạn cảm xúc có thể được chia làm 3 nhóm đó là hưng cảm, trầm cảm và rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

1. Rối loạn cảm xúc dạng hưng cảm

Hưng cảm xảy ra khi hệ thần kinh bị kích thích quá mức, các biểu hiện thương gặp bao gồm:

– Về cảm xúc: Người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu tràn đầy năng lượng, cuộc sống vui tươi, không lo lắng bất cứ điều gì và nghĩ về một tương lai rạng rỡ nhưng dễ bị kích thích, nổi nóng.

– Về tư duy: Những suy nghĩ luôn tuôn trào, nhiều ý tưởng, đôi khi đề cao bản thân, coi mình là người quan trọng.

– Về vận động: Nói nhiều, hoạt động rất nhiều không biết mệt mỏi.

– Các triệu chứng khác: Người bệnh thường ăn ít, ngủ ít hoặc rối loạn giấc ngủ, suy nhược cơ thể. Một số người bệnh có những hành vi xung đột như mua sắm quá mức, lạm dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích, lạm dụng quan hệ tình dục.

2. Rối loạn cảm xúc dạng trầm cảm

Trái ngược với rối loạn cảm xúc dạng hưng cảm, rối loạn cảm xúc dạng trầm cảm xảy ra do hệ thần kinh bị ức chế. Các triệu chứng bao gồm:

– Cảm xúc và tư duy: Cảm thấy buồn chán không lý do, mệt mỏi, khó chịu trong người, thấy mình bị bỏ rơi hoặc bị mọi người xa lánh và có xu hướng sống thu mình lại. Thấy mình là người vô dụng, vô giá trị, không còn hứng thú trong cuộc sống, hay có những suy nghĩ tiêu cựu như lo âu quá mức, tuyệt vọng, hay nghĩ tới cái chết, thậm chí là ý định tự tử. Khả năng tập trung cũng rất kém và hay do dự.

– Vận động: Chậm chạp, ít nói, không muốn vận động, không muốn tham gia các hoạt động giải trí hay thể thao, không muốn phấn đấu và làm việc.

Các triệu chứng khác: Ăn ít, khó ngủ hoặc ngủ triền miên,  hay bị đau đầu, nhức mỏi tay chân, vai gáy.

3. Rối loạn cảm xúc dạng lưỡng cực

Người bệnh có sự đan xen giữa cả trạng thái hưng cảm và trầm cảm

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực có sự kết hợp cả hưng cảm và trầm cảm

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực có sự kết hợp cả hưng cảm và trầm cảm

Cách vượt qua rối loạn cảm xúc

Thực ra rối loạn cảm xúc dạng hưng cảm nặng có thể phát triển những vấn đề về tâm thần như hoang tưởng, ảo giác, đa nghi, gây hấn… vấn đề về thể chất như suy nhược cơ thể, tuy nhiên những trường hợp nhẹ lại có thể liên quan đến sự sáng tạo, tài năng trong nghệ thuật cũng như trong các lĩnh vực khác. Do vậy, tùy vào từng trường hợp của thể mà cân nhắc có nên điều trị hay không. Còn đối với Rối loạn cảm xúc dạng trầm cảm và lưỡng cực thì luôn luôn cần thiết phải điều trị, đồng thời được điều trị sớm thì hiệu quả sẽ cao hơn.

1. Điều trị bằng thuốc

Tùy vào từng trường hợp cụ thể và các biểu hiện của rối loạn cảm xúc các bác sĩ sẽ có những chỉ định dùng thuốc thích hợp.

– Biểu hiện hưng cảm: Carbamazepine (Tegretol), Valproic Acid (Depakine)…

– Biểu hiện trầm cảm: Antidepressants…

– Thuốc điều trị duy trì: Lamotrigine, Gabapentin (Neurontin)…

2. Tâm lý trị liệu

Biện pháp này giúp hỗ trợ, giáo dục và hướng dẫn người bệnh và gia đình của họ để vượt qua những rối loạn về cảm xúc, bao gồm:

– Liệu pháp nhận thức hành vi và giáo dục tâm lý: Giúp người bệnh nhận thức được hành vi, suy nghĩ tiêu cực của bản thân và nhận biết sớm các dấu hiệu của rối loạn cảm xúc để chủ động thay đổi hoặc có biện pháp khắc phục.

– Liệu pháp gia đình:  Giúp giải quyết những xung đột trong gia đình và  giúp các thành viên giao tiếp với người bệnh tốt hơn.

– Liệu pháp tương tác cá nhân và hài hòa xã hộ:  Hỗ trợ người rối loạn cảm xúc cải thiện các mối quan hệ của họ với người xung quanh và biết cách quản lý sinh hoạt thường ngày

– Giáo dục tâm lý: giúp người rối loạn lưỡng cực hiểu biết về bệnh lý và điều trị. Giáo dục tâm lý giúp bạn nhận biết dấu hiệu nguy cơ biến đổi cảm xúc nhờ vậy mà bạn tìm kiếm điều trị sớm, trước khi cơn toàn phát xảy ra. Thường biện pháp này được tiến hành theo nhóm, giáo dục tâm lý còn hữu ích đối với người thân hoặc người chăm sóc bệnh nhân. 

3. Người thân nên làm gì?

Sự hỗ trợ của người thân trong gia đình, bạn bè và những người xung quanh rất quan trọng để người bệnh có thể vượt qua rối loạn cảm xúc. Người thân nên:

– Động viên tinh thần và có thái độ nhẹ nhàng, kiên nhẫn với người bệnh.

– Tìm hiểu thêm kiến thức về rối loạn cảm xúc để biết người bệnh đang trải qua những gì?

– Lắng nghe, chia sẻ với người bệnh, đồng thời cố gằng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.

– Khuyến khích người bệnh thực hiện các hoạt động thể chất như tập các bài thể dục nhẹ nhàng hay chơi thể thao.

– Đừng bao giờ lờ đi những câu nói mang tính tiêu cực của bệnh nhân.

Người rối loạn cảm xúc cần được quan tâm và động viên

Người rối loạn cảm xúc cần được quan tâm và động viên

4. Bản thân người bị rối loạn cảm xúc nên làm gì?

– Uống thuốc đầy đủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

– Thực hiện một thói quen sinh hoạt đều đặn, ví như đi ngủ, thức dậy, ăn uống, đúng giờ

– Cố gắng ngủ đủ giấc và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

– Dành ra nhiều thời gian để bản thân thư giãn bằng các hình thức như đi dạo, tập thiền hay yoga.

– Sử dụng thêm các thảo dược có tác dụng an thần, ổn định hệ thần kinh như: Câu đằng, An tức hương.

Nguyễn Huyền

………………………..

Thông tin cho bạn:

TPCN Cốm Egaruta với thành phần Câu đằng, An tức hương, GABA, Taurine… giúp người hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn cảm xúc.

Bảng giá

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ ĐẶT HÀNG – TƯ VẤN:   0962.620.0430963.048.266

Cốm EGARUTA hộp 30 gói (Mua 6 tặng 1)

– Từ 1 – 2 hộp: 205.000 đồng/hộp

– Từ 3 – 5 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 195.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng từ 1,000,000đ trở lên



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      40 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Nguyên
      Nguyên
      1 Năm Trước

      E bị bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc. Loại hưng cảm. Đã điều trị ở bv bạch mai 1 tháng . Và về nhà uống thuốc dc 3 tuần . 4 tháng nay e ko uống thuốc và cảm thấy trong người khó chịu buồn sầu, cô đơn. Lúc ngủ thì mớ lung tung. Thức dậy thì mệt mỏi. Cho em hỏi có nên uống thuốc nua ko ạ.

      Nhi
      Nhi
      3 Năm Trước

      Bệnh này khi ổn định có đi học được không ạ!!

      Yêmn
      Yêmn
      3 Năm Trước

      Tôi có dấu hiệu bị luong cực
      Và tôi đang tìm cách giảm bớt và điều trị

      manh chinh
      manh chinh
      4 Năm Trước

      Con mình bị rối loạn cảm xúc, hành vi hiện vẫn chưa khỏi. xin hỏi Dược sỹ và các bạn điều trị bệnh này ở đâu là tốt nhất ạ. Xin cảm ơn

      Lê thị thuỳ trang
      Lê thị thuỳ trang
      5 Năm Trước

      Lúc tiểu học con bị bạn bè bắt nạt, dẫn đến tính rất trầm, gia đình con cũng rất hay cải nhau, con cứ khóc khi ở một mình, với ít nói hẳn đi, sợ giao tiếp với người lạ, và chán nản trong mọi hoạt động, còn có ý nghĩ đến cái chết, liệu con có bị gì liên quan đến trầm cảm ko ạ

      Ngoc Vu
      Ngoc Vu
      5 Năm Trước

      chao bac si,em co giau hieu gan het o hai dang cam xuc ,vui ve that thuong,chan nan ,tri nho hay suy giam ,doi khi cam thay minh khong ton tai ,nhung em nghi em chi moi mac gan day thoi.em muon hoi thoi gian u benh la bao nhieu va em phai lam the nao.?

      Thanh Thảo
      Thanh Thảo
      6 Năm Trước

      em gái mình đang rất giống căn bệnh này, nhưng nó không chịu đi bác sĩ, nói mình là thiên tài , mình rất muốn đưa nó đi điều trị nhưng không biết phải làm sao, rất mong được tư vấn. 0913140219

      Lan
      Lan
      6 Năm Trước

      Bệnh này nếu bị mãn tính có thể khỏi hoàn toàn được không bác sĩ? Càng có tuổi thì bệnh có càng nặng thêm không ạ?

      Đỗ Đài
      Đỗ Đài
      6 Năm Trước

      Chào BS tôi bị căng thẳng do áp lực công việc, đồng nghiệp dẫn đến mất ngủ kéo dài, và hiện nay tôi tự nhận thấy mình đã bị trầm cảm… Vậy tôi có nên tạm dừng công việc của mình để thay đổi môi trường và đi điều trị cho đến khi ổn định không. Thực tế hiện tại tôi rất bế tắc mặc dù vẫn luôn suy nghĩ tìm cách để vượt qua kiếp nạn. Tôi rất mong được bs tư vấn và giúp đỡ.

      Tran yến
      Tran yến
      6 Năm Trước

      Dạ thưa bs. Nhà tôi có cháu bị nháy mắt, giật má đôi khi phát âm thanh vô nghĩa. Theo tìm hiêu thì đó là Hc Tic. Vậy phải dùng sp gì ạ

      Nguyễn thị hà thi
      Nguyễn thị hà thi
      6 Năm Trước

      Chào bác sĩ, hiện tại là con mới 16t và vừa rồi con mới làm mệt và được đưa đến bvien. Xét nghiệm máu và chuẩn đoán là rối loạn cảm xúc không ổn định. Vậy cho con hỏi là tình trạng này là sao ạ. Cảm ơn bác sĩ ạ

      Phạm Thị nhật trà
      Phạm Thị nhật trà
      6 Năm Trước

      Xin chào ạ dạo này bạn của con khóc con cũng muốn khóc theo bạn nhưng tại sao con khong có cảm xúc gì hết

      Minh Châu
      Minh Châu
      6 Năm Trước

      Chào bác sỹ.cháu được bác sỹ ở bệnh viện Bạch Mai chẩn đoán bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực.cháu bị mất ngủ và giấc ngủ phụ thuộc vào thuốc.cháu hay lo âu buồn bã.bác sỹ cho cháu hỏi.bệnh cháu nên điều trị như thế nào.cảm ơn ạ.

      trần ngọc
      trần ngọc
      6 Năm Trước

      người thân cần động viên như thế nào khi người bệnh rơi vào giai đoạn trầm cảm trong rối loạn lưỡng cực?

      mai phương
      mai phương
      6 Năm Trước

      có thể cho con hỏi bệnh này điều trị trung bình là bao nhiêu năm không ạ

      pháp
      pháp
      6 Năm Trước

      Chào bác sĩ hon một năm trở lại đây em thường có những cảm xúc buồn vui lẫn lộn.. có nhiều khi em cảm thấy rất hưng phấn người tràn đầy năng lượng nhưng có những lúc cảm thấy rất buồn phản ứng chậm chạp tuyệt vọng xa lánh mọi người. Triệu chứng ngày càng nặng và có xu hướng lặp lại nhiều hơn. Xin bác sĩ chẩn đoán giúp em

      Ngọc diện
      Ngọc diện
      6 Năm Trước

      E thuong cảm thay met mõi chán nãn hay quên và buon bã cũng thoi gian lau roi lieu em có bị benh hk bác s

      Nguyễn Lan
      Nguyễn Lan
      6 Năm Trước

      Chào bác sĩ .
      Bố cháu bị rối loạn cảm xúc và hưng phấn nhưng bố không nhận là mình bị bệnh và không chịu uống thuốc, ai nói gì cũng không nghe, bố lại hay uống rượu, cháu cản không được.Vậy cháu có thể nghiền nhỏ thuốc pha vào rượu cho bố cháu uống được không a. ? Vì trộn vào thức ăn sợ đắng bố phát hiện ra lại không chịu ăn. Cháu cảm ơn bác sĩ ạ.

      thuy
      thuy
      6 Năm Trước

      Chào bác sĩ! Em hiện đang sống ở nước ngoài có quen cô bạn gái ở Việt Nam. Bạn bị trầm cảm nặng mà em không biết làm thế nào giúp được bạn. Bác sĩ hãy giúp em với. Bạn em không ăn không ngủ nhiều lần tìm đến cái chết. Gia đình không ai biết bạn bị trầm cảm nên không chữa trầm cảm ơn. Xin hãy giúp em, giúp cô ấy.

      quang
      quang
      6 Năm Trước

      Chào bác sĩ em có chị gái năm nay 29 tuổi chị mới sinh em bé được 1 tuần và em bé bị bênh viêm phổi nặng phải đưa vào viện cấp cứu và chị gái e đã phải túc trực chăm sóc bé sau 1 thời gian thì chị gái em có 1 số triệu chứng rất lạ như bị chấn động tâm lí đôi nói nhiều đôi khi còn nói linh tinh và luôn đòi kinh doanh rồi kiếm tiền ..vv nhưng có lúc cũng bình thường và như không có chuyện gì xảy ra vậy bác sĩ có thể cho em lời khuyên được không ạ? Em cảm ơn