Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn đặc trưng bởi sự kết hợp của hành vi hoạt động quá mức, thiếu kiềm chế với giảm chú ý rõ rệt và thiếu kiên trì trong mọi công việc.
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) bắt đầu sớm trong quá trình phát triển, thường là trước 5 tuổi. Các nét đặc trưng chính là thiếu sự kiên trì trong các hoạt động đòi hỏi sự tham gia của nhận thức và có khuynh hướng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, nhưng không hoàn thành hoạt động nào cả, kết hợp với một sự hoạt động quá mức, thiếu tổ chức và kém điều tiết. Những trẻ này thường dại dột, xung động, dễ bị tai nạn và bản thân chúng thường vi phạm kỷ luật do không tôn trọng các quy tắc (vì thiếu suy nghĩ hơn là cố tình chống đối). Các quan hệ của chúng đối với người lớn thường là thiếu kiềm chế, thiếu thận trọng và dè dặt.
Nguyên nhân trẻ bị tăng động, giảm chú ý
Nguyên nhân của ADHA hiện nay vẫn chưa được biết rõ, không có nguyên nhân cụ thể và nhất định, nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số liên kết về di truyền và môi trường có thể gây nên tình trạng này. Mặc dù các chuyên gia không chắc chắn đây là một nguyên nhân của rối loạn, tuy nhiên họ đã tìm thấy rằng các khu vực nhất định của bộ não trẻ ADHD có kích thước nhỏ hơn khoảng 5% đến 10% so với trẻ bình thường, ngoài ra còn có sự thay đổi về hóa học trong não bộ của trẻ.
Mặt khác nghiên cứu cũng cho thấy mẹ hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói trong thai kỳ cũng gây một tỉ lệ nhỏ bệnh ADHD cho đứa trẻ, các yếu tố nguy cơ khác như sinh non, cân nặng khi sinh rất thấp, hoặc chấn thương não sau sinh, nghiên cứu còn cho thấy trẻ em dưới 2 tuổi xem tivi, điện thoại, chơi điện tử, với thời gian quá lâu cũng có thể dẫn đến ADHA.
Mẹ hút thuốc khi mang thai trẻ sinh ra dễ bị tăng động
Có thể bạn quan tâm:
Rối loạn tăng động – Cha mẹ cần chú ý
Chế độ ăn cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý
Giảm các triệu chứng tăng động với TPCN từ thảo dược
Điều trị tăng động, giảm chú ý
Tăng động, giảm chú ý không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát thành công. Bác sĩ sẽ xem xét cẩn thận các yếu tố liên quan và có kế hoạch điều trị cụ thể, mục đích là để giúp trẻ học cách kiểm soát được hành vi của mình và giúp gia đình tạo ra một bầu không khí thoải mái giúp trẻ cải thiện tình trạng. Trong hầu hết các trường hợp, ADHD được điều trị tốt nhất với sự kết hợp của thuốc và liệu pháp hành vi. Kế hoạch điều trị tốt sẽ bao gồm theo dõi và giám sát bé thường xuyên, nếu có vấn đề gì bác sĩ sẽ có thể thay đổi kế hoạch điều trị cho trẻ.
Về thuốc
Một số loại khác nhau có thể được sử dụng để điều trị ADHD:
– Thuốc kích thích như: nên bắt đầu với liều lượng thấp nhất và điều chỉnh dần cho phù hợp với hiệu lực lâm sàng và sự dung nạp thuốc. Mục đích nhắm tới bao gồm giải quyết xung động, giảm tập trung, khó hoàn thành công việc, tăng hoạt động và giảm chú ý. Lưu ý không uống thuốc gần lúc đi ngủ vì thuốc có thể gây mất ngủ
– Thuốc chống trầm cảm SSRI thuốc chống trầm cảm ba vòng được sử dụng khi có lo âu, trầm cảm. An thần cũng có thể dùng để làm giảm bớt hoạt động nhưng chú ý đề phòng gây an dịu quá mức. Tuy nhiên năm 2004 FDA mỹ đã ban hành một cảnh báo loại thuốc này có thể dẫn đến nguy cơ gia tăng tự tử ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Thuốc có thể ảnh hưởng với trẻ em tùy mức độ khác nhau, một đứa trẻ có thể đáp ứng tốt với thuốc này nhưng đứa trẻ khác thì lại không. Để có hướng điều trị đúng, các bác sĩ có thể thử một vài loại thuốc với liều lượng khác nhau, đặc biệt là trẻ đang được điều trị ADHD cùng với rối loạn khác.
Trị liệu hành vi
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thuốc được sử dụng để giúp kiềm chế hành vi bốc đồng và sự giảm chú ý của trẻ bị ADHD có hiệu quả hơn khi kết hợp với liệu pháp hành vi.
Liệu pháp này cố gắng để hành vi của trẻ theo các hướng:
– Làm việc với bố mẹ trẻ và nhà trường để thiết lập môi trường có lợi cho sự tập trung và chú ý là cần thiết.
– Tạo một thói quen hàng ngày theo lịch trình từ giờ giấc đi ngủ đến việc đánh thức bé dậy, cho đến thời gian làm bài tập, chơi, làm việc nhà…Để lịch trình ở vị trí nổi bật bé dễ nhìn thấy và luôn nhắc nhở bé.
– Về tổ chức: hướng dẫn bé đặt cặp đi học, quần áo, đồ chơi ở cùng một nơi cụ thể hàng ngày như vậy bé sẽ ít có khả năng bị mất chúng.
– Tránh phiền nhiễu: tắt TV, radio, điện thoại di động và máy tính, đặc biệt là khi bé đang làm bài tập về nhà.
– Thay đổi tương tác của bạn với bé: thay vì giải thích dài dòng và dai dẳng, bạn hãy nói rõ ràng, ngắn gọn để nhắc nhở bé về trách nhiệm của mình phải làm
– Sử dụng mục tiêu và phần thưởng: sử dụng một biểu đồ để liệt kê các mục tiêu và theo dõi hành vi tích cực của bé, sau đó thưởng cho những nỗ lực của bé, tuy nhiên các mục tiêu này phải thực tế
– Kỷ luật hiệu quả: thay vì la hét hay đánh đòn trẻ hãy dùng lời lẽ nhẹ nhàng để hướng dẫn trẻ làm việc. Cho trẻ biết bạn muốn trẻ làm như thế này thế kia thay vì bảo trẻ đừng làm điều này điều kia
– Hãy giúp bé phát hiện ra một tài năng: tất cả trẻ em cần phải có những thành công để cảm thấy tốt về bản thân. Tìm ra những gì bé làm tốt – cho dù đó là môn thể thao, nghệ thuật, hay âm nhạc – có thể thúc đẩy các kỹ năng xã hội và lòng tự trọng.
– Luôn để mắt đến trẻ khi trẻ chơi và tập thể dục thể thao để ngăn ngừa các chấn thương có thể xảy ra do các hoạt động hiếu động thái quá của trẻ.
– Hãy cho bé ngồi gần thầy cô thay vì ngồi gần cửa sổ
– Gia đình và giáo viên cần có sự trao đổi thông tin về bài tập, tiến bộ của bé ….
– Hướng dẫn cho bé làm bài tập ngắn gọn và rõ ràng, không cho bé khối lượng bài tập quá mức của bé.
– Giáo viên nên luôn luôn đưa ra lời khen ngợi khi bé có các hành vi thích hợp.
– Bố mẹ luôn giám sát bé, kiểm tra sách vở và dụng cụ khi đến trường để bé không bị thiếu.
– Hãy để ý đến lòng tự trọng của bé, tránh đưa ra các câu hỏi hay nhiệm vụ quá khó khăn với bé.
Cha mẹ nên khen thưởng khi trẻ tăng động làm việc đúng đắn
Các phương pháp điều trị ADHD được chứng minh hiệu quả trong nghiên cứu khoa học cho đến nay là các loại thuốc và liệu pháp hành vi. Nuôi dạy một đứa trẻ bị ADHD thường mang đến những thách thức đặc biệt, trẻ em với ADHD có thể không đáp ứng tốt với các vấn đề cha mẹ yêu cầu. Ngoài ra, vì ADHD có xu hướng liên quan đến gia đình, vì vậy cha mẹ tham gia tích cực trong quá trình điều trị cho bé là một phần quan trọng trong quản lý ADHA.
DS. Hồng Nga
———————————–
Bệnh này có khỏi được không ạ?
Chào bạn,
Tăng động giảm chú ý là chứng bệnh liên quan đến sự kích thích quá mức của hệ thần kinh ở trẻ. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, khả năng chữa khỏi chứng bệnh này ở trẻ là rất cao.
Các phương pháp điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý bao gồm:
– Giáo dục hành vi: Mục tiêu nhằm giúp trẻ nhận thức đúng đắn và điều chỉnh các hành vi một cách tích cực hơn. Cha mẹ cần tạo cho con thời gian biểu cụ thể với những công việc, học tập hằng ngày. Nên khen ngợi ngay khi con có những hành vi đúng đắn, khích lệ con thực hiện các mục tiêu bằng phần thưởng. Bạn cũng nên dành nhiều thời gian để chơi cùng con, lắng nghe con chia sẻ, khuyến kích con tham gia các hoạt động thể chất.
– Chế độ ăn uống: Bạn cần hạn chế cho con ăn các thực phẩm có chứa nhiều các chất phụ gia, chất bảo quản như kẹo bánh, đồ hộp, bim bim… ăn nhiều cá và các thực phẩm khác giàu kẽm, omega 3…
– Sử dụng thảo dược: Sử dụng các thảo dược có tác dụng an thần, ổn định dẫn truyền thần kinh có thể cải thiện các triệu chứng ở trẻ tăng động giảm chú ý. Đặc biệt, các nhà khoa học phát hiện ra rằng các hoạt chất bên trong thảo dược Câu đằng có khả năng kích thích não bộ sản sinh ra GABA (chất dẫn truyền thần kinh ức chế) nội sinh, đồng thời các hoạt chất này cũng đóng vai trò như một tiền chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng tế bào thần kinh. Hiện nay các hoạt chất này đều đã có trong Tpcn Cốm Egaruta – sản phẩm chuyên biệt giúp hỗ trợ điều trị tăng động giảm chú ý, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Do không biết tình trạng của con bạn nên chúng tôi không thể đưa ra tư vấn cụ thể được. Bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số: 0962.620.043 – 0962.546.541 để chúng tôi hỗ trợ tư vấn giúp bạn.
Thân mến!
Con em học lớp 1. Ở nhà thì sợ bố mẹ 1 phép nhưng cứ lên lớp là nghịch không kiểm soát. Không dám hỗn láo, chỉ nghịch chân tay như chạy nhảy. Mất tập trung khi học trên lớp, nhưng ở nhà thì không dám, không chịu ngồi yên được lâu. Liệu con em có bị tăng động không ạ?
Chào bạn,
Biểu hiện chạy nhảy hay kém tập trung chỉ diễn ra ở lớp còn ở nhà cháu không có biểu hiện này, có thể chỉ là sự thay đổi của cháu khi ở môi trường khác nhau. Ở nhà, quen với sự nghiêm khắc của bố mẹ nên bé không dám hoạt động, chạy nhảy theo ý mình nhưng khi đến trường, không có ai cấm đoán, có thể cháu sẽ lơ là hơn trong học tập hoặc hoạt động theo ý mình. Chính vì vậy, bạn nên cân bằng giữa hai môi trường trên, thay vì quá nghiêm khắc và áp đặt bé theo ý mình, bạn có thể nhẹ nhàng khuyên nhủ hay hướng dẫn cụ thể cho bé để bé thực hiện.
Trong trường hợp sự suy giảm tập trung hay hiếu động quá mức của bé diễn ra nhiều hơn. Bạn có thể đưa bé đi khám ở khoa thần kinh nhi hoặc bệnh viện nhi để tìm ra nguyên nhân.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin qua bài viết sau:
https://tridongkinh.com/bai-viet/cha-me-co-the-tu-chan-doan-tang-dong-giam-chu-y-cho-con
Thân mến!
Con cháu được 16 tháng chỉ mới nói được các từ đơn giản, chưa nói được từ ghép. Cháu rất nghịch, lúc nào cũng luôn chân luôn tay không chịu ngồi yên lúc nào. Đồ chơi chỉ 1 lúc là chán, quát mắng cháu cũng không sợ. Liệu cháu có bị tự kỷ hay tăng động không
Chào bạn!
Theo như nghiên cứu của ngành tâm lý học phát triển thì giai đoạn 13 đến 15 tháng trẻ có thể dùng được khoảng 7 từ đơn giản như: ba, bà, bố, mẹ, măm… Bé nhà bạn 16 tháng tuổi chưa nói được từ ghép cũng là bình thường. Bên cạnh đó ở độ tuổi này thì bé đã bắt đầu thích khám phá những thứ xung quanh nên thường nghịch ngợm và hoạt động nhiều hơn, do vậy gia đình không nên lo lắng quá mức.
https://tridongkinh.com/bai-viet/tong-quan-ve-tang-dong-giam-chu-y-o-tre-nho
Bạn và người thân nên tăng cường giao tiếp với bé để bé học thêm nhiều từ mới, không nên quát mắng vì điều này có thể khiến bé ương bướng hơn.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe!
Con trai tôi 6 tuổi đang học lớp 1 cháu rất thiếu tập trung hay nói dối và tiếp thu không tốt các bài giảng của thầy cô cháu có phải bị tăng động thiếu tập trung không tôi có thể đưa cháu đi khám ở đâu là tốt nhất. Tôi ở nghệ an.
Chào bạn!
Tăng động thiếu tập trung là một rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng nó cũng dễ nhầm lẫn với sự hiếu động. Do vậy, để chẩn đoán chính xác con bạn có gặp phải tình trạng này hay không thì bạn cần đưa con đến chuyên khoa tâm lý, thần kinh của một số bệnh viện uy tín để được thăm khám kỹ lưỡng.
Mốt số bệnh viện bạn có thể đưa con đến thăm khám gần với khu vực tỉnh Nghệ An: Bệnh viện Trung ương Huế (địa chỉ: số 16 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, tp. Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam), Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh (địa chỉ: 178 Trần Phú, Hồng Sơn, tp. Vinh, Nghệ An).
Bài viết dưới đây có thể sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những triệu chứng thường gặp bệnh: https://tridongkinh.com/bai-viet/roi-loan-tang-dong-giam-chu-y-dau-hieu-khong-the-bo-qua
Trước hết, bạn cần lưu ý hơn về các phương pháp giáo dục con tại nhà và ở trường, nên nhắc nhở con thường xuyên khi làm sai, nói dối, cho con những phần thưởng như là đồ ăn, xem phim hoạt hình… khi con biết nghe lời; mặt khác, bạn cũng cần trao đổi với giáo viên nhà ở trường để thầy cô chú ý hơn đến trường hợp của con bạn. Bên cạnh giáo dục về hành vi, bạn có thể cho con sử dụng thêm một số sản phẩm được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên kết hợp với các hoạt chất cần thiết cho sự hoạt động và phát triển của não bộ, từ đó giúp giảm bớt các hoạt động quá mức, cải thiện khả năng tập trung và nhận thức cho con điển hình như TPCN Cốm Egaruta. Sản phẩm an toàn với trẻ nhỏ nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm cho con sử dụng lâu dài.
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe.
con tôi được 18 tháng nhưng cháu chưa nói được và khi gọi cháu không chú ý hay quay lại.
Chào bạn!
Với trẻ phát triển bình thường, thì giai đoạn từ 3 – 6 tháng tuổi đã bắt đầu chăm chú vào người nói chuyện và thường quay đầu về phía có tiếng động phát ra như tiếng gọi, tiếng nói chuyện… đến khi 18 tháng tuổi đã có thể nói được một số từ.
Con bạn đã trong độ tuổi này nhưng chưa nói được, bên cạnh đó thì gọi bé cũng không chú ý hay quay lại thì rất có thể khả năng về thính giác không tốt (khả năng nghe kém sẽ ảnh hưởng đến khả năng học nói). Vì vậy bạn nên sớm đưa con đến các bệnh viện uy tín để được thăm khám kỹ lưỡng hơn và thực hiện các phương pháp kiểm tra cần thiết, từ đó sẽ có hướng điều trị phù hợp.
Chúc con bạn luôn khỏe mạnh.