Động kinh được xếp vào nhóm các bệnh lý mạn tính, khó có thể chữa khỏi được hoàn toàn. Tuy nhiên, duy trì sử dụng thuốc thường xuyên, liên tục theo đúng chỉ định của bác sĩ kết hợp với những lời khuyên dưới đây có thể giúp người bệnh chung sống hòa mình với căn bệnh này.
Học cách nhận biết các dấu hiệu cảnh báo cơn động kinh sắp xảy ra
Đối với nhiều người bệnh, cơn động kinh thường xuất hiện một cách đột ngột, nhưng một số người khác lại có thể cảm nhận thấy những dấu hiệu bất thường trước khi cơn động kinh xảy ra một vài giờ hay một vài ngày. Các dấu hiệu thường gặp nhất cảnh báo một cơn động kinh là:
– Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
– Xuất hiện các ảo giác, nghe thấy những âm thanh hay ngửi thấy mùi vị lạ
– Cảm giác nhầm lẫn, không tỉnh táo
– Tê, ngứa ran ở một phần cơ thể
– Cảm xúc thay đổi thất thường như vui, buồn, sợ hãi, hoảng loạn…
– Giật nhẹ cơ tay, chân hoặc một phần cơ thể
Hãy chú ý nghi lại những triệu chứng mà bạn gặp phải trước khi một cơn động kinh xảy ra để phát hiện những dấu hiệu cảnh báo (nếu có). Nếu nhận biết được các dấu hiệu này hãy chuẩn bị cho mình một kế hoạch để tránh rủi ro xảy ra nếu cơn động kinh xuất hiện.
Hướng dẫn người thân xử trí đúng cách nếu bạn xuất hiện các cơn động kinh
Khi bạn xuất hiện cơn động kinh, nếu xử trí đúng cách bạn sẽ giảm được đáng kể nguy cơ gặp phải chấn thương, tai nạn. Hãy hướng dẫn người nhà xử trí cơn co giật theo các bước sau để hạn chế tối đa những tổn thương không đáng có:
Bước 1: Loại bỏ tất cả các đồ vật cứng, sắc nhọn ra xa
Bước 2: Kê một một đồ vật gì đó mềm xuống dưới đầu của bạn chẳng hạn như áo, gối, khăn…
Bước 3: Nghiêng đầu và người của bạn sang một bên để đờm dãi, chất nôn (nếu có) chảy ra ngoài.
Để bạn ở tư thế này cho tới khi cơn co giật kết thúc. Hãy lưu ý với người nhà: Không giữ chặt tay chân, không cho bạn ăn uống hay đặt bất cứ thứ gì vào miệng bạn trong cơn động kinh.
Tư thế xử trí với người bệnh trong cơn co giật, động kinh
Tránh các yếu tố có thể kích thích cơn động kinh xuất hiện
Cơn động kinh có thể xuất hiện bất ngờ nhưng nó có thể xảy ra sớm hơn nếu bị kích thích bởi các yếu tố như:
– Thiếu ngủ, mất ngủ
– Mệt mỏi, căng thẳng tâm lý quá mức
– Đói bụng
– Sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản, đồ uống kích thích thần kinh như rượu bia, cafe, trà đặc, thuốc lá.
– Tiếp xúc với các nguồn phát ra ánh sáng nhấp nháy (pháo bông, pháp hoa, trò chơi có màu sắc biến đổi nhanh chóng, ngồi nhiều trước máy tính, tivi, điện thoại…)
Do vậy, để hạn chế sự xuất hiện của các cơn co giật, hãy tránh các yếu tố kể trên.
Nếu bạn hoặc người thân không may mắc phải chứng co giật, động kinh hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0962.620.043 để được tư vấn giải pháp giúp hỗ trợ điều trị và sống chung với căn bệnh này hiệu quả.
Sử dụng thuốc đúng cách
Sử dụng thuốc kháng động kinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát cơn. Người bệnh cần sử dụng thuốc đều đặn, thường xuyên, liên tục và tốt nhất nên sử dụng thuốc vào cùng một thời điểm trong ngày, không tự ý tăng, giảm liều hay ngừng thuốc đột ngột. Tự ý ngừng thuốc sau một thời gian các cơn động kinh không còn xuất hiện là một sai lầm thường gặp ở khá nhiều người bệnh. Điều này có thể khiến cơn động kinh đột ngột xảy ra rất nhiều. Do vậy, trước khi muốn tăng, giảm liều hay ngừng thuốc… bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Quên thuốc có thể làm tăng nguy cơ cơn động kinh xuất hiện, để tránh tình trạng này bạn nên đặt chuông báo ở đồng hồ hay điện thoại để nhắc bạn uống thuốc đúng giờ.
Thay đổi chế độ ăn uống của bạn để giảm bớt cơn động kinh
Chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng là một yếu tố tham gia vào việc kiểm soát các cơn động kinh. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh động kinh nên:
– Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya
– Hạn chế thực phẩm chế biến hay đóng gói sẵn
– Tăng cường các thực phẩm chứa nhiều chứa nhiều protein và chất béo, uống nhiều nước hơn và tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
Người bệnh động kinh nên tăng cường thực phẩm chứa nhiều protein và chất béo
Suy nghĩ tích cực, giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi vì gia đình và công việc
Nhiều người bệnh động kinh thường có tâm lý chán nản, buồn phiền, một phần là do những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh, những mối lo nghĩ từ gia đình và công việc, phần khác là do tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Điều này lại càng khiến cho cơn động kinh dễ xuất hiện hơn. Do vậy, dù thế nào đi chăng nữa thì người bệnh vẫn nên suy nghĩ mọi việc theo chiều hướng tích cực, bởi trên thực tế có rất nhiều người tài năng và nổi tiếng cũng đang chung sống với căn bệnh động kinh này.
Y học không ngừng phát triển, các nhà khoa học vẫn không ngừng nghiên cứu, vì vậy bạn hãy tin tưởng rằng trong tương lại không xa sẽ có những phương pháp mới có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này.
Bạn cũng có thể tập thiền, tập yoga, chia sẻ câu chuyện của mình với bạn bè, người thân… để tâm lý được thoải mái hơn, hay tham gia vào các nhóm, diễn đàn với những người cùng bị bệnh động kinh để được chia sẻ các kinh nghiệm hay trong việc sống chung với bệnh.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên
Các nghiên cứu trong những năm gần đây đã chứng minh rằng, một số loại thảo dược có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho những người bệnh động kinh. Chẳng hạn như Câu đằng, An tức hương là hai loại thảo dược có tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh rất tốt, khi sử dụng thường xuyên có thể giúp người bệnh hạn chế đáng kể mức độ và tần suất các cơn co giật, động kinh. Không những vậy, hoạt chất trong các thảo dược này còn có vai trò giống như tiền chất dinh dưỡng đối với não bộ, từ đó giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng hơn sau mỗi cơn co giật, động kinh. Hiện nay các thảo dược này đã được chiết xuất và bào chế dưới dạng cốm hòa tan với tên Tpcn cốm Egaruta. Đây là một giải pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao về độ an toàn và hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị căn bệnh động kinh này.
Từ khi ra thị trường tới nay, sản phẩm cũng đã được hàng ngàn người bệnh tin tưởng, sử dụng và đánh giá rất tích cực.
Dưới đây là chia sẻ của một người mẹ có con từng mắc bệnh động kinh, nhưng chỉ sau 2 tháng sử dụng cốm Egaruta, bé không còn cơn co giật nào nữa.
Chia sẻ kinh nghiệm trị dứt điểm căn bệnh động kinh cho con của chị Hương (TP Huế)