Bệnh trầm cảm: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Hầu hết chúng ta đều có những khoảng thời gian trong cuộc sống cảm thấy thất vọng, chán nản và buồn bã trong một vài ngày. Tuy nhiên, đối với người bệnh trầm cảm, trạng thái tâm lý này lại xuất hiện ở mức độ nặng hơn rất nhiều, kéo dài triền miên tới vài tuần, thậm chí vài tháng.

Triệu chứng cho thấy bạn gặp phải bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm có ảnh hưởng đến con người theo nhiều cách. Triệu chứng của bệnh có thể rất phức tạp và khác nhau ở mỗi người bệnh. Nhưng các triệu chứng này đều có đặc điểm chung đó là phản ánh trạng thái tâm lý chán nản, buồn phiền, vô vọng và mất hứng thú với những gì mình đã từng thích.

Các triệu chứng tâm lý của bệnh trầm cảm:

– Tâm trạng chán nản, buồn phiền kéo dài triền miên

– Cảm thấy vô vọng, bất lực

– Cảm thấy thất vọng về bản thân

– Cảm thấy tội lỗi

– Cảm thấy khó chịu và không muốn tiếp xúc với người khác

– Thấy bản thân không có động lực và không quan tâm tới những thứ xung quanh

– Khó khăn trong việc đưa ra quyết định

– Nhìn nhận cuộc sống rất tiêu cực

– Lo lắng quá mức về những sự việc trong cuộc sống

– Có suy nghĩ muốn tự tử hoặc làm hại bản thân của mình

Các triệu chứng thể chất của bệnh trầm cảm

– Di chuyển hoặc nói chậm hơn so với bình thường

– Thay đổi cảm giác thèm ăn (không muốn ăn uống hoặc ăn rất nhiều), cân nặng bị sụt giảm hoặc tăng lên

– Táo bón

– Cảm giác đau nhức trên cơ thể mà không rõ nguyên nhân

 – Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng

– Giảm ham muốn tình dục

– Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

– Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hay tỉnh giấc lúc nửa đêm, tỉnh dậy quá sớm

Các triệu chứng xã hội của bệnh trầm cảm

– Không làm tốt các công việc hiện tại của mình

– Giảm tiếp xúc, giao tiếp với bạn bè và tham gia các hoạt động xã hội ít hơn

– Giảm nhiều thời gian dành cho các hoạt động yêu thích như trước đây

– Gặp khó khăn trong cuộc sống và các mối quan hệ gia đình, bạn bè

Chán nản, buồn phiền, vô vọng và mất hứng thú với mọi thứ

Chán nản, buồn phiền, vô vọng và mất hứng thú với mọi thứ

Cốm Egaruta với thành phần là các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có tác dụng an thần, ổn định hệ thần kinh… là giải pháp hiệu quả cho chứng co giật, tăng động, rối loạn cảm xúc. Hãy gọi cho chúng tôi hoặc Zalo qua số điện thoại 0962.620.043 để được tư vấn tốt nhất.

Phân loại mức độ bệnh trầm cảm

Các bác sĩ và chuyên gia y tế thường phân loại trầm cảm thành 3 loại khác nhau tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của bệnh từ mức độ nhẹ, vừa và nặng. Đặc biệt là khi bị trầm cảm nặng, các triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống, người bệnh có cảm giác gần như không thể vượt qua.

Phân biệt trầm cảm và tâm lý đau buồn thông thường

Trầm cảm và đau buồn thông thường dễ bị nhầm lẫn với nhau do có nhiều biểu hiện tương đồng, tuy nhiên vẫn có nhưng sự khác biệt quan trọng giúp chúng ta phân biệt chúng:

– Đau buồn là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể với sự mất mát trong khi trầm cảm là một bệnh.

– Một người trong trạng thái đau buồn có cảm giác buồn bã, mất mát nhưng họ không mất đi sở thích và hi vọng về tương lai giống như người bệnh trầm cảm.

Nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm

Thông thường, trầm cảm không xảy ra do một nguyên nhân duy nhất mà nó là hệ quả của nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau gây nên. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến nhất là người thân qua đời, chia tay, ly dị, bệnh tật, lo lắng về vấn đề tài chính, sau khi mang thai, sinh con…

Khi gặp phải những vấn đề nêu trên, nguy cơ bạn gặp phải chứng trầm cảm sẽ cao hơn nếu bạn không chia sẻ với bạn bè, gia đình mà tự tìm cách để đối phó một mình. Bên cạnh đó yếu tố gen, sử dụng các chất kích thích, có ít các mối quan hệ xã hội… cũng làm tăng nguy cơ phát triển chứng trầm cảm.

Mang thai và sau khi sinh phụ nữ dễ bị trầm cảm

Mang thai và sau khi sinh phụ nữ dễ bị trầm cảm

Chẩn đoán bệnh trầm cảm như thế nào?

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng của bệnh trầm cảm trong ít nhất 2 tuần, bạn nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám sớm, đặc biệt là khi:

– Các triệu chứng không giảm dần theo thời gian.

– Công việc, sở thích, các mối quan hệ gia đình, bạn bè bị ảnh hưởng nhiều.

– Có suy nghĩ muốn tự tử hoặc tự làm tổn thương bản thân.

Không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán chứng trầm cảm nhưng các bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn khá nhiều câu hỏi để khai thác triệu chứng bệnh. Bạn hãy trả lời chi tiết, cởi mở, trung thực. Từ việc khai thác các triệu chứng và các xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác, bác sĩ có thể giúp bạn chẩn đoán chính xác liệu bạn có gặp phải chứng trầm cảm hay không.

Cách điều trị bệnh trầm cảm

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, để điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả người bệnh cần áp dụng nhiều giải pháp kết hợp:

– Chia sẻ với những người xung quanh: Bạn nên chia sẻ những suy nghĩ của mình với bạn bè hay những người thân xung quanh. Khi được chia sẻ bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn, đồng thời cũng sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích từ mọi người.

– Tập luyện: Các nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục, chơi thể thao, hay các hoạt động thể chất khác có thể giúp giảm đi đáng kể các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Đặc biệt là các phương pháp tập luyện như thiền, yoga được đánh giá là rất tốt đối với người bệnh trầm cảm.

– Liệu pháp nhận thức hành vi: Liệu pháp này giúp bạn nhận biết được những ảnh hưởng của của bệnh tới bản thân, từ đó chủ động có cách ứng phó

– Thuốc: Thuốc sử dụng cho người bệnh trầm cảm chỉ có tác dụng kiểm soát các triệu chứng tạm thời. Do tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tác dụng phụ nên các bác sĩ chỉ kê trong trường hợp trầm cảm vừa và nặng. Người bệnh lưu ý không tự mua thuốc về điều trị trầm cảm tại nhà.

– Thảo dược: Một số thảo dược có tác dụng an thần, ổn định hệ thần kinh, giảm lo âu như Câu đằng, An tức hương… được nhiều chuyên gia đánh giá rất hữu ích với người bệnh, giúp giảm đi các triệu chứng khá hiệu quả.

– Tâm lý trị liệu: Liệu pháp từ chuyên gia tâm lý cũng là giải pháp hiệu quả đối với nhiều người bệnh trầm cảm để có thể cải thiện tình trạng bệnh của mình.

DS.Ngọc Hải

Nguồn tham khảo:

http://www.nhs.uk/conditions/depression/Pages/Introduction.aspx

——————————————-

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      2 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Quân,
      Quân,
      5 Năm Trước

      Chào bs. Cháu năm nay 30 tuổi. Năm 19 tuôi, cháu có ý định tự tử. Sau đó cháu đươc đưa đi khám và bs chẩn đoán là cháu bị trầm cảm và được điều trị. Sau đó 2 năm cháu có hiện tương lên cơn co giât và khám định kỳ và được bs chẩn đoán là động kinh cục bộ phức tạp. Sau thời gian dài uông thuốc cháu vẫn còn cơn. Vậy bs cho cháu hỏi đến khi nào cháu mới hết cơn? Cháu dùng thuôc rất đều đặn và được bs thay đổi liều lượng rồi.