Tăng động giảm chú ý ở trẻ khiến cha mẹ như “đứng ngồi không yên” bởi con nghịch ngợm luôn chân tay, kém tập trung, kết quả học hành sa sút… Cha mẹ lo lắng liệu bệnh tăng động giảm chú ý có chữa khỏi không, có ảnh hưởng đến tương lai sau này của con không, đâu là cách trị bệnh hiệu quả nhất? Bài viết sau sẽ giúp tháo gỡ những băn khoăn thường gặp này.
Bệnh tăng động giảm chú ý có chữa khỏi không?
Mặc dù bản chất bệnh là một dạng của rối loạn thần kinh não bộ, nhưng tăng động giảm chú ý hiếm khi gây nguy hiểm và không để lại di chứng nghiêm trọng. Khi được điều trị và can thiệp đúng phương pháp, tăng động giảm chú ý ở trẻ hoàn toàn có thể chữa khỏi, trẻ tự tin phát huy được tiềm năng của bản thân để thành công như bao đứa trẻ bình thường khác.
Ngoài ra, khi được hướng dẫn đúng cách, tăng động giảm chú ý có xu hướng giảm bớt khi trẻ lớn hơn, các hành vi được kiểm soát tốt hơn. Chính vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng mà quan trọng cần lựa chọn đúng phương pháp điều trị, nhẹ nhàng và kiên trì để giúp con cải thiện sớm hành vi và tăng khả năng tập trung của mình.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh có thể lắng nghe chia sẻ của Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Minh Hòa trong video sau để tìm lời giải đáp chính xác cho câu hỏi “tăng động giảm chú ý có chữa khỏi được không?”:
Chuyên gia giải đáp: Tăng động giảm chú ý có chữa khỏi không?
Tăng động giảm chú ý ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?
Tăng động giảm chú ý hay bất kỳ bệnh lý nào cũng không thể tự khỏi nếu không có sự can thiệp. Nếu bệnh kéo dài có thể ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và học tập của trẻ:
– Học tập sa sút: Quá nghịch ngợm, hiếu động, kém tập trung chú ý là nguyên nhân khiến trẻ bỏ lỡ nhiều bài giảng trên lớp, lãng quên những yêu cầu về nhà… làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả học tập của trẻ ở mọi lứa tuổi.
Tăng động giảm chú ý ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập của trẻ
– Quan hệ xã hội bị đánh giá thấp: những biểu hiện bất đồng như trêu ghẹo các bạn, thách thức, khó kiểm soát cảm xúc của trẻ tăng động khiến trẻ dễ bị cô lập, lâu dần làm phát sinh nhiều cảm xúc tiêu cực như rối loạn lo âu, trầm cảm…
– Dễ gặp chấn thương: trẻ nghịch ngợm nhưng không lường trước được những nguy hiểm của những hành động này nên dễ bị va chồ, té ngã…
– Nguy cơ vướng vào tệ nạn xã hội, lạm dụng chất gây nghiện: một số thống kê cho rằng, trẻ tăng động thường có xu hướng tiếp xúc với các chất kích thích sớm hơn cũng như dễ bị sa đà vào một số tệ nạn nếu không được quan tâm đúng mực
Con bạn có dấu hiệu tăng động giảm chú ý khiến bạn tự hỏi không biết liệu bệnh tăng động giảm chú ý có chữa khỏi không? Bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0962620043 để được các chuyên gia tư vấn giúp tìm ra giải pháp tối ưu nhất cho trẻ.
3 cách chữa bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ hiện nay
Giáo dục hành vi – Giải pháp số 1 giúp trẻ tăng động giảm chú ý
Theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP), giáo dục hành vi là giải pháp tối ưu đối với trẻ tăng động giảm chú ý ở mọi lứa tuổi, đòi hỏi sự kiên trì và phối hợp chặt chẽ của cả gia đình và nhà trường trong thời gian dài. Việc giáo dục hành vi này dựa trên những nguyên tắc sau:
– Dành nhiều thời gian cho trẻ: Việc thường xuyên trò chuyện, vui chơi cùng trẻ giúp tăng sự gắn kết trong gia đình, trẻ có thể cởi mở chia sẻ và học hỏi thêm nhiều kỹ năng khi chơi. Cha mẹ nên cùng con chơi xếp hình, rubic, đóng vai xử lý tình huống…
– “Đòn roi thường phản tác dụng”: việc la mắng, trách phạt quá nghiêm khắc dễ làm phát sinh các hành vi chống đối bởi trẻ tăng động giảm chú ý thường rất nhạy cảm. Do vậy, cha mẹ cần nhẹ nhàng khuyên răn khi trẻ phạm lỗi, hãy dành cho con khoảng thời gian “tĩnh” để con tự kiểm điểm lại hành vi của mình.
– Tạo thói quen giờ giấc cho trẻ: trẻ tăng động giảm chú ý thường gặp khó khăn khi phải tự sắp xếp công việc cá nhân nên cha mẹ có thể giúp con lên một kế hoạch cụ thể về giờ giấc và khuyến khích trẻ thực hiện đúng. Ban đầu có thể bắt đầu bằng việc đi ngủ và thức dậy đúng giờ, ăn uống đúng bữa, một bữa ăn chỉ nên kéo dài trong vòng 1 giờ…
– Khuyến khích, tán dương đúng lúc: khi trẻ tự duy trì một thói quen tốt, bạn đừng ngần ngại dành cho trẻ những lời tán dương cũng như những phần thưởng tinh thần nhỏ. Việc khen thưởng đúng lúc không những không làm hư trẻ mà còn là cách giáo dục hiện đại với trẻ tăng động.
Dành cho trẻ tăng động giảm chú ý lời tán dương đúng lúc
– Phân tích hậu quả của những hành vi không tốt: trẻ tăng động hoàn toàn có nhận thức rất tốt đúng sai nếu cha mẹ cần kiên trì nhắc nhở bé nhiều lần.
– Nói “không” với những đòi hỏi vô lý ở trẻ: cha mẹ nên khuyến khích trẻ tự lựa chọn những thứ đơn giản hàng ngày như đồ ăn, quần áo, giày dép… nhưng khi con có đòi hỏi quá đáng cha mẹ nên giữ thái độ cứng rắn. Nếu thấy trẻ ăn vạ, quấy khóc, hãy thử áp dụng phương pháp time – out, giả vờ tỏ ra phớt lờ, không quan tâm đến khi trẻ chủ động thỏa hiệp.
– Luôn tạo môi trường yên tĩnh khi con học bài: trẻ tăng động dễ bị phân tâm bởi những âm thanh xung quanh nên bạn hãy cùng con học trong một phòng riêng, tách biệt với các tiếng ồn, các thiết bị điện tử, hoạt động khác…
– Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa: các môn thể thao đồng đội như bóng đá, bóng rổ, bơi lội…là hoạt động tốt để giúp trẻ trau dồi nhiều kỹ năng và tương tác với mọi người.
Giải pháp thảo dược an toàn cho trẻ tăng động giảm chú ý
An tức hương, Câu đằng cùng một số hoạt chất sinh học tự nhiên như GABA, Taurin… là những thành phần đã được chứng minh là giúp bổ sung dưỡng chất cho não bộ, đồng thời trấn an tinh thần, ổn định dẫn truyền thần kinh, từ đó giảm bớt các biểu hiện nghịch ngợm và cải thiện khả năng tập trung chú ý cho trẻ. Do đó, các chuyên gia khuyên cha mẹ nên tham khảo cho trẻ kết hợp một số sản phẩm có chứa những thành phần trên để tăng hiệu quả trị bệnh, điển hình là cốm Egaruta. Dưới đây là một trong số rất nhiều phụ huynh đã thành công khi áp dụng những giải pháp thảo dược này:
Anh T (Nam Định) chia sẻ kinh nghiệm trị tăng động giảm chú ý
“Bí kíp” trị tăng động cho con của Chị Nhài (Đăk Lăk)
Phương pháp này thường chỉ cân nhắc với các trường hợp tăng động giảm chú ý mức độ nặng bởi khó duy trì tác dụng lâu dài, ngoài ra có thể tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ. Một số nhóm thuốc điều trị đang được sử dụng hiện nay bao gồm: nhóm thuốc kích thích sản sinh chất dẫn truyền thần kinh, thuốc chống trầm cảm. Những thuốc này trước khi sử dụng cho trẻ cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh những hậu quả nghiêm trọng.
Đọc đến đây, chắc chắn bạn đã hiểu rõ vấn đề “bệnh tăng động giảm chú ý có chữa khỏi không”, đồng thời tìm ra cách trị bệnh hiệu quả cho con yêu của mình.
Còn nếu vẫn có chút băn khoăn, bạn có thể tham khảo thêm những nhận định của Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh – Trưởng khoa nhi và tâm lý lâm sàng, Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương về vấn đề này tại video sau:
Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh giải đáp câu hỏi “tăng động có chữa được không?”