Bệnh động kinh với phụ nữ mang thai

Mang thai và sinh con là một thiên chức cao cả của một người phụ nữ, đó là một khoảng thời gian hết sức thú vị nhưng không kém phần cực nhọc. Và còn vất vả cực nhọc hơn khi chẳng may thai phụ đó bị động kinh. Ở Anh, trung bình mỗi năm có khoảng gần 3.000 thai phụ mắc phải căn bệnh này gây ra một sự ảnh hưởng không hề nhỏ tới thai nhi và người mẹ.

Nguy cơ của người bị động kinh khi mang thai

Từng lên cơn co giật, chị H (Nam Định) chia sẻ: “Tôi bị bệnh động kinh từ năm 18 tuổi và đã uống thuốc hơn chục năm nay. Hiện giờ bệnh tình cũng tương đối ổn định, chính vì vậy tôi tự tin lập gia đình và đang mang bầu được 14 tuần. Nhưng bản thân tôi và gia đình có đôi chút lo lắng, liệu tôi có thể sinh con bình thường được không khi mà mình vẫn còn bệnh trong người?” Đây có lẽ không chỉ là câu hỏi của riêng chị H mà còn là nỗi lo lắng của không ít chị em phụ nữ đã và đang mắc bệnh động kinh.

 

Bị động kinh cần thận trọng khi có thai

Có thể bạn quan tâm:

Khát khao làm mẹ từ người phụ nữ bị động kinh

Bệnh động kinh – Chế độ ăn uống cần phải biêt

TP BVSK cốm Egaruta – Giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh động kinh

Theo một số chuyên gia y tế, phụ nữ bị bệnh động kinh có thể lấy chồng nhưng việc sinh con thì cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Khoảng 25 – 40% phụ nữ có sự gia tăng cơn động kinh trong khi đang mang thai và cơn thường kéo dài hơn cho đến lúc sinh. Trong quá trình mang thai, các thai phụ vẫn phải thường xuyên duy trì uống thuốc kháng động kinh, đó chính là một điều bất lợi. Nếu không kiểm soát tốt bệnh, phụ nữ lên cơn co giật sẽ nguy hiểm cho thai nhi, dễ có nguy cơ sẩy thai, sinh non, thai chết lưu. Các thuốc kháng động kinh cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ tới thai nhi, ví dụ như việc làm tăng nguy cơ khuyết tật ngón tay, ngón chân, bệnh lý tim mạch,..

Hơn thế nữa, nếu phụ nữ lên cơn co giật trong lúc sinh thì rất dễ xảy ra hiện tượng tiền sản giật, bong nhau thai, xuất huyết âm đạo, nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con. Ngược lại, trong thời gian mang thai mà buộc phải ngưng sử dụng thuốc thì có thể khiến bệnh chuyển biến không tích cực, đôi khi cơn bệnh tái phát bất cứ lúc nào.

Giải pháp dành cho người bị động kinh khi mang thai

Khi muốn mang thai hoặc có thai ngoài dự kiến thì phụ nữ bị bệnh động kinh cần lưu ý:

–      Tự chăm sóc tốt cho bản thân: Cần đi khám bác sĩ thần kinh trước và trong khi mang thai nhằm kiểm soát lượng thuốc và loại thuốc cần thiết khi thai nhi lớn dần.

–      Bổ sung dưỡng chất cần thiết: Với phụ nữ mang thai thì acid follic và các vitamin là những thứ rất quan trọng, bởi chúng có thể làm giảm nguy cơ của một số khuyết tật bẩm sinh cho em bé trong bụng mẹ. Vào tháng cuối thai kỳ, người mẹ cần dùng thêm vitamin K, do một số loại thuốc kháng động kinh sẽ làm giảm lượng vitamin này trong cơ thể, gây ra chảy máu nghiêm trọng trong não khi sinh. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ bảo đảm rằng cả hai mẹ con cùng lên cân đúng mức, đảm bảo sức khỏe trong thời gian thai kỳ.

–      Tránh các chất kích thích: như rượu bia, thuốc lá, caffein… Ngoài ra cần tránh tiếp xúc với các môi trường hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn dầu, các dung dịch khử trùng mạnh.

          Người động kinh khi mang thai nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng

–      Giảm căng thẳng, stress: Tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái sẽ giúp mẹ và bé cùng khỏe mạnh. Nên nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc kết hợp các bài tập thể dục nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ mỗi ngày. Nếu thường xuyên căng thẳng, stress tâm lý thì nên đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

–      Sử dụng thuốc theo hướng dẫn: uống đúng và đủ liều theo chỉ định kê đơn của bác sĩ. Đồng thời theo dõi và đi khám định kỳ để kiểm soát bệnh, hạn chế tình trạng lên cơn co giật.

–      Khám sàng lọc trước ngày sinh: khi thấy những dấu hiệu lạ ở giai đoạn cuối của thai kì, thai phụ nên thường xuyên đến bệnh viện để được bác sĩ theo dõi và can thiệp kịp thời, đảm bảo tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ số 0962.620.043 các chuyên gia sẽ tư vấn cho bạn giải pháp phòng và trị co giật, động kinh an toàn, hiệu quả bền vững. 


Thùy Trang

—————————————–

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      8 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Đỗ Miền
      Đỗ Miền
      5 Năm Trước

      chào bs .hiện nay mình 29t .mình bị động kinh từ nam 12t bây giờ hàng ngày mình uống phenobarbital 1/2 viên .depakin 500* 1 viên và gabapentin* 1viên . hiện tại thì khoảng 1 tháng mình bị 1-2 lần tùy theo thời tiết thay đổi có thể k bị ( đa số là mình ngủ mới bị ) .hiện tại mình muốn sinh con nhưng k biết thuốc ảnh hưởng nhiều k tới thai nhi . và mình nên làm thế nào để tìm ra cách giải quyết tốt nhất

      trần thị ý
      trần thị ý
      8 Năm Trước

      chào bs. hiện này cháu 28t, cháu bị bệnh động kinh từ năm 14t. bây giờ hàng ngày cháu vẫn dùng thuốc valparin-200 và 1 loai thuốc mà hàng tháng địa phương cấp phát, cháu dự định cuối năm nay sẽ sinh con, nhưng ko biết liệu thuốc cháu đang dùng ảnh hưởng như thế nào với thai nhi, cháu nên làm thế nào để tìm ra cách giải quết tốt nhất

      Tư vấn sức khỏe
      Tư vấn sức khỏe
      9 Năm Trước

      Chào bạn Liên!
      Với những phụ nữ mắc bệnh động kinh, bạn nên tư vấn ý kiến bác sĩ kỹ càng trước khi có ý định mang thai. Bác sĩ sẽ là người chia sẻ và đưa ra lời khuyên tốt nhất để bạn trải qua thai kỳ suôn sẻ và khỏe mạnh vì nếu không có sự theo dõi và kiểm tra sức khỏe thường xuyên từ phía chuyên gia, nguy cơ gây hại cho thai nhi trong lúc bạn mang bầu là rất cao. Những cơn động kinh hay các loại thuốc điều trị có thể tác động tiêu cực đến bé ngay từ khi mới bắt đầu hình thành.
      Trường hợp nếu bạn không có dấu hiệu co giật, các bác sĩ sẽ khuyến cao dừng thuốc tốt nhất nên ngưng khoảng 6 tháng trước khi thụ thai, vấn đề này bạn nên trao đổi với bác sĩ để có hướng cụ thể cho mình.
      Trường hợp bắt buộc bạn phải uống thuốc điều trị bệnh động kinh trong thai kỳ, bác sĩ sẽ kê cho bạn những loại thuốc an toàn hoặc áp dụng phương pháp điều trị phù hợp để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cho thai nhi bạn nhé. Thân ái!

      lien
      lien
      9 Năm Trước

      Chao chuyen muc .minh nam nay 33tuoi da co gia dinh va mot chau 9 tuoi .bam 2011minh bi co giat va di kham la bi dong kinh.minh dang dung thuoc depakine 200mg .gio minh muon co them em be.vay cho minh hoi neu minh co thai thi co phai dung thuoc khong va phai dung trong bao lau.kinh mong chuong trinh tra loi giup.tran trong

      Tư vấn sức khỏe
      Tư vấn sức khỏe
      9 Năm Trước

      Chào bạn Luyên! Gardenal (phenobarbital) là 1 trong những thuốc chống động kinh thế hệ cũ, với nhiều tác dụng phụ khó chấp nhận (ngầy ngật, suy giảm nhận thức, thay đổi tính tình, …) nên hiện tại rất ít được sử dụng. Ngoài ra, sử dụng Gardenal trong thai kỳ làm nguy cơ dị tật thai nhi tăng lên từ 2,4 đến 6,5% (so với 2-4% nêu ở trên). Vì 2 lý do đó mà sử dụng Gardenal để điều trị động kinh không phải là lựa chọn đúng đắn và khôn ngoan, nhất là trên phụ nữ có ý định mang thai và đang mang thai.
      Thông thường, bệnh nhân cần được chuyển sang thuốc chống động kinh thế hệ mới có nguy cơ dị tật thai thấp nhất, phù hợp với loại cơn, song song với việc bổ sung một số chất thiết yếu nhằm hạn chế dị tật ống thần kinh. Không rõ thai kỳ lần này của bạn là được lên kế hoạch hay ngoài ý muốn, và việc điều trị có được theo dõi bởi BS chuyên khoa hay tự ý dùng thuốc?
      Việc sử dụng Gardenal hiện tại là không thích hợp, bạn nên đến khám với BS chuyên khoa thần kinh để có điều chỉnh hợp lý, đồng thời thai kỳ cần được theo dõi chặt chẽ bởi BS sản khoa nhằm tầm soát các vấn đề đáng lưu ý.
      Về tính di truyền của bệnh động kinh, nguy cơ bị động kinh ở trẻ sinh ra trong gia đình không có thân nhân bị động kinh là 1-2 %, ở trẻ có cha hoặc mẹ hoặc anh/chị/em mắc bệnh động kinh nguy cơ này là 4-8%. Tuy nhiên con số này không quá cao, và còn tùy thuộc vào thể loại bệnh động kinh. Thân ái!

      Nguyễn thị Luyên
      Nguyễn thị Luyên
      9 Năm Trước

      Cháu năm nay 20 tuổi, bị bệnh động kinh từ năm 13 tuổi, đã uống nhiều loại thuốc nhưng không khỏi. Cách đây 2 năm, cháu có uống thuốc Gardenal 100mg (2 viên/ ngày), thấy giảm triệu chứng bệnh, các cơn co giật thỉnh thoảng mới xuất hiện và sử dụng thuốc tới bây giờ. Hiện cháu đã lập gia đình và có thai được 3 tháng, vẫn uống thuốc đều đặn. Cháu muốn hỏi uống thuốc như vậy có ảnh hưởng tới thai nhi không ạ? Và khả năng di truyền từ mẹ sang con có cao không?