Động kinh là một căn bệnh thường gặp trong nhóm các bệnh lý về thần kinh não bộ, chiếm tỉ lệ từ 0.5 – 1% dân số. Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt được cơn co giật, hồi phục sức khỏe và nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.
Bệnh động kinh là gì?
Bệnh động kinh là những rối loạn chức năng thần kinh trung ương, xảy ra do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các tế bào thần kinh, làm xuất hiện các cơn co giật lặp lại nhiều lần với những thay đổi về nhận thức, cảm giác đến hành vi vận động và chức năng của nhiều cơ quan, có thể kèm theo tình trạng mất ý thức tạm thời trong một thời gian ngắn.
Tình trạng này nếu không sớm được can thiệp, điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trí não của người bệnh. Bởi vậy, để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, hãy cùng tìm hiểu qua chia sẻ của GS.TS Nguyễn Văn Chương – Nguyên Chủ nhiệm khoa Nội thần kinh, Bệnh viện 103, Học viện Quân Y trong video sau:
Khi bị co giật, có phải bạn đã mắc bệnh động kinh?
Co giật là phản ứng của cơ thể khi một vùng não bộ bị kích thích quá mức và là một trong những triệu chứng rất điển hình của bệnh động kinh. Tuy nhiên, không phải cứ bị co giật có nghĩa là bạn đã mắc bệnh động kinh. Bởi co giật có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như sốt cao, chấn thương nặng ở đầu, tai biến mạch máu não, thiếu máu não mạn tính, hạ canxi huyết, sử dụng quá nhiều rượu, ma túy… Trong một số trường hợp, cơn co giật tái diễn nhiều lần có thể gây tổn thương não và để lại di chứng động kinh sau này.
Có thể bạn quan tâm:
Hướng dẫn cách phân biệt các nguyên nhân gây co giật
Triệu chứng động kinh gồm những gì?
Triệu chứng của động kinh rất đa dạng, phong phú và khác nhau tùy theo từng thể bệnh, dưới đây là một số dấu hiệu điển hình nhất, chẳng hạn như:
Bệnh động kinh toàn thể
Lúc này toàn bộ vùng não bị ảnh hưởng, người bệnh có các cơn co cứng, co giật chân tay hoặc toàn thân, mất ý thức và thường bị té ngã, có thể kèm theo cắn lưỡi, tiểu không tự chủ, hàm răng cắn chặt, trợn mắt,… Sau khi tỉnh lại họ thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau đầu và lú lẫn, buồn ngủ.
Động kinh cục bộ
Chỉ ảnh hưởng đến một vùng não nhất định. Người bệnh động kinh cục bộ có thể mất ý thức hoặc không; co giật ở một bộ phận nào đó trong cơ thể; xuất hiện ảo giác, hoặc cảm thấy có vị lạ trong miệng,…
Động kinh vắng ý thức
Người bệnh không có các cơn co giật, mà chỉ bị mất ý thức trong khoảng 3 – 30 giây và lặp lại nhiều lần trong ngày (có thể lên tới 50 – 100 cơn/ngày). Trong cơn người bệnh thường đột ngột ngừng các hoạt động đang làm như ngừng đi, nói chuyện,… nhìn chằm chằm vào một thứ gì đó và không biết những gì xảy ra xung quanh.
Dạng động kinh tùy thuộc vùng não bộ bị ảnh hưởng
Khi có các biểu hiện nghĩ ngờ bệnh động kinh, hãy sớm đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện thoại/liên lạc qua zalo số 0962.620.043để được chuyên gia tư vấn chi tiết.
Nguyên nhân nào thường gây ra bệnh động kinh?
Khoảng 2/3 trường hợp không tìm ra được nguyên nhân bệnh động kinh, còn gọi là động kinh vô căn, số còn lại có thể là do hậu quả của một số vấn đề về sức khỏe như:
– Chấn thương đầu hoặc bị ngạt lúc sinh làm hư hỏng hệ thống điện não, có tổn thương não từ khi còn trong bào thai.
– Khối u chèn ép gây ra bất thường trong hoạt động của não bộ
– Nhiễm trùng, viêm màng não hoặc viêm não.
– Đột quỵ não
– Ngộ độc chì.
– Di truyền: Một số người có gen nhạy cảm với các kích thích từ môi trường bên ngoài, dẫn tới động kinh.
Làm thế nào để chẩn đoán động kinh?
Để chẩn đoán chính xác bệnh động kinh, các bác sĩ sẽ khai thác triệu chứng của người bệnh và thông tin về tiền sử bệnh (chẳn hạn như trước đây có bị viêm màng não, chấn thương sọ não, sốt cao co giật,…) một cách chi tiết.
Ngoài ra, một số xét nghiệm sẽ được yêu cầu thực hiện như:
– Xét nghiệm công thức máu (CBC): Giúp loại trừ các nguyên nhân gây nên nên các cơn co giật mà không phải động kinh như thiếu canxi, hạ dường huyết…
– Điện não đồ (EEG): Ghi lại hình ảnh sóng điện não bất thường để chẩn đoán chính xác bệnh động kinh.
– Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI): Giúp phát hiện những bất thường về cấu trúc não gây cơn động kinh.
Điều trị bệnh động kinh sao cho hiệu quả?
Hiện nay, có rất nhiều cách để điều trị bệnh động kinh khác nhau, cụ thể bao gồm:
Điều trị bệnh động kinh bằng thuốc
Hầu hết người bệnh động kinh phải sử dụng các loại thuốc chống động kinh để kiểm soát cơn, phổ biến là Carbamazepine (Tegretol), Valproate (Depakine),…Tuy nhiên, thuốc chống động kinh thường tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là khi sử dụng lâu dài. Do đó, người bệnh cần tuân thủ sử dụng theo đúng chỉ định, không tự ý thay đổi liều lượng, loại thuốc.
Hỗ trợ điều trị động kinh bằng thảo dược
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, những sản phẩm từ thảo dược được xem là lựa chọn ưu tiên hiện nay, bởi tính an toàn cao và hiệu quả bền vững. Trong đó cốm Egaruta là giải pháp hàng đầu được nhiều chuyên gia khuyên dùng và đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn
Nhờ sự kết hợp độc đáo từ 5 thành phần bao gồm bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng 3 dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie, cốm Egaruta có tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh, giúp mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người bệnh động kinh, cụ thể gồm:
- Trấn tĩnh hệ thần kinh giúp giảm rõ rệt tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh
- Cung cấp các dưỡng chất bổ não giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục vận động, giảm đau đầu, mệt mỏi sau cơn
- Bảo vệ não bộ, tránh bị thương tổn khi co giật, động kinh xảy ra
- Làm dịu những kích thích quá mức, giúp người bệnh kiểm soát cảm xúc, giảm lo lắng, căng thẳng và cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
Bởi vậy mà ngay từ khi có mặt trên thị trường, cốm Egaruta đã được nhiều chuyên gia, y bác sĩ đánh giá cao và hàng ngàn người bệnh tin dùng, giúp kiểm soát cơn co giật, động kinh hiệu quả.
Bằng chứng nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của cốm Egaruta với người bệnh động kinh
Hiệu quả và mức độ an toàn của cốm Egaruta cũng đã được minh chứng rõ ràng qua nghiên cứu lâm sàng thực hiện tại bệnh viện Quân Y 103, kết quả cho thấy cốm Egaruta giúp giảm 98.38% tần số cơn co giật, động kinh và giảm gần 2 phút thời gian diễn ra cơn mà không gây bất cứ tác dụng phụ gì, kể cả khi sử dụng lâu dài.
Và cốm Egaruta cũng là sản phẩm thảo dược đầu tiên và duy nhất giúp hỗ trợ điều trị bệnh động kinh, đã được kiểm chứng lâm sàng và được nhiều chuyên gia, y bác sĩ công nhận về hiệu quả. Cùng lắng nghe chia sẻ GS.TS Nguyễn Văn Chương để hiểu rõ hơn về lợi ích của cốm Egaruta tại video sau:
Đánh giá của chuyên gia về lợi ích của cốm Egaruta trong điều trị động kinh
Phản hồi của người bệnh về những cải thiện tích cực sau khi sử dụng cốm Egaruta
Trên thực tế cũng đã có hàng ngàn người bệnh nhờ kiên trì sử dụng cốm Egaruta đã kiểm soát cơn co giật, động kinh hiệu quả, sức khỏe được cải thiện tốt. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của cô Thủy (Long An) để hiểu rõ hơn về lợi ích của cốm Egaruta và an tâm tin chọn sản phẩm:
Và còn rất nhiều câu chuyện trị động kinh thành công đã được chia sẻ, lan tỏa khắp các diễn đàn xã hội, bạn có thể tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY.
Có thể bạn quan tâm:
Cốm Egaruta có tốt không? Cùng tìm hiểu để tin dùng!
Hướng dẫn cách dùng cốm Egaruta để đạt hiệu quả tối ưu
Phẫu thuật não trị động kinh
Khi các cơn động kinh chỉ xuất phát từ một vùng bên trong vỏ não, thường là thùy thái dương, có thể phẫu thuật cắt bỏ vùng não đó đi. Nhưng phương pháp này rất khó thực hiện và rủi ro cao nên rất hiếm khi sử dụng.
Cấy ghép thiết bị kích thích dây thần kinh phế vị
Phương pháp này thường được áp dụng khi thuốc không kiểm soát được cơn động kinh và người bệnh không thể phẫu thuật để kiểm soát xung điện não. Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật, cấy ghép một thiết bị điện nhỏ tương tự như một máy tạo nhịp tim ở dưới da, gần xương đòn của người bệnh. Thiết bị này có một sợi dây được quấn quanh một trong những dây thần kinh ở phía bên trái cổ, được gọi là dây thần kinh phế vị. Nhờ những luồng xung điện nhỏ, nó sẽ kích thích dây thần kinh và làm giảm số cơn động kinh, đáp ứng với 40 – 50% bệnh nhân.
Phụ nữ bị động kinh thường phải đối mặt với những thách thức nào?
Những thay đổi nội tiết trong độ tuổi dậy thì, trong thời kỳ mang thai hoặc mãn kinh có thể khiến tần suất các cơn động kinh tăng lên ở những phụ nữ bị động kinh. Đặc biệt là sự lo lắng khi có thai, vì bệnh và các thuốc điều trị động kinh có thể làm tăng nguy cơ gây hại cho em bé. Người bệnh cần tìm hiểu kỹ các vấn đề có thể gặp phải trước và trong khi mang thai, trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh thuốc và theo dõi chặt chẽ để giảm bớt những rủi ro này.
Bệnh động kinh mang lại nhiều rủi ro cho phụ nữ mang thai
Bệnh động kinh có thể dẫn tới tử vong không?
Hầu hết người bệnh động kinh đều sống như người bình thường nếu kiểm soát tốt cơn. Tuy nhiên, một số ít người có yếu tố nguy cơ dễ tử vong sớm hơn như:
– Có tiền sử đột quỵ hoặc khối u.
– Bị té ngã hoặc có các thương tích khác xảy ra do động kinh gây nguy hiểm tới tính mạng.
– Cơn động kinh không kiểm soát tốt, xảy ra trong thời gian dài, hoặc xuất hiện nhiều cơn trong ngày, giữa các cơn người bệnh không thể hồi phục nhận thức. Tình trạng này còn được gọi là trạng thái động kinh.
– Một số người bệnh có thể tử vong đột ngột không rõ nguyên nhân (SUDEP). Tuy nhiên những trường hợp này rất hiếm gặp.
Làm thế nào để ngăn ngừa chứng động kinh?
Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh động kinh, bạn nên lưu ý:
– Áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ não, tránh khỏi những tổn thương không đáng có chẳng hạn: đội mũ bảo hiểm đúng cách khi tham gia giao thông, hạn chế làm việc trên cao, sử dụng nón bảo hộ khi lao động…
– Vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân để ngăn ngừa nhiễm trùng
– Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, ma túy, cà phê.
– Hạ sốt từ sớm phòng sốt cao co giật nhiều lần.
– Kiểm soát nguy cơ đột quỵ và điều trị tốt các bệnh tim mạch.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị động kinh và các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược, bạn nên tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn, tránh xa thuốc lá, không uống rượu bia, cà phê, ăn nhiều rau quả tươi, tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe. Điều trị tốt và lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát hiệu quả tần suất và mức độ các cơn động kinh.
Nguồn tham khảo: cdc.gov
——————————
Chao bac si. Vao moi khi thoi tiet thay doi la em hay co nhung dau hieu dau đầu.có những cơn co giật. Té ngã. Ko tinh tao dau óc. Đi nhiều nơi chữa trị nhưng ko khỏi. Mong bác sĩ tư vấn và giải đáp những dấu hiệu Như trên .em cám ơn nhiều ạ
Chào bạn,
Người thân của bạn có thể tham khảo một số bệnh viện uy tín trong bài viết dưới đây để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh động kinh:
https://tridongkinh.com/bai-viet/co-giat-dong-kinh-nen-tham-kham-va-dieu-tri-o-dau
Trong trường hợp chính xác người thân của bạn bị động kinh, người thân của bạn cần dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, người thân của bạn có thể kết hợp sử dụng Tpcn Cốm Egaruta. Đây là sản phẩm chuyên biệt giúp an thần, ổn định hoạt động của hệ thần kinh từ đó làm giảm các triệu chứng động kinh đang gặp phải.
Thân mến!
Bác sĩ ơi cho em hỏi, mỗi khi đêm ngủ là chồng em hay bị giật tay, chân, đầu, cơ bụng. Co giật nhẹ thôi ạ nhưng lại làm ảnh hưởng đến giấc ngủ ạ. Vậy bác sĩ cho em hỏi triệu chứng của chồng em có phải là độmg kinh k ạ. Với lại chồng em bị rối loạn tiền đình nữa ạ. Mong bác sĩ sớm giải đáp thắc mắc của em. Em cám ơn bác sĩ nhiều ạ
Chào bạn,
Biểu hiện co giật ở chồng bạn có thể do rất nhiều nguyên nhân như thiếu canxi, hạ đường huyết, rối loạn điện giải, căng thẳng, mệt mỏi quá mức,… hoặc cũng có thể do bệnh động kinh. Chồng bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Nếu tình trạng này vẫn tái diễn nhiều lần ảnh hưởng đến giấc ngủ của chồng bạn, bạn nên khuyên chồng tới các bệnh viện lớn kiểm tra để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.
Trước và sau khi thăm khám, chồng bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược Câu đằng và An tức hương. Hai thảo dược này có tác dụng an thần, ổn định hoạt động của hệ thần kinh, nhờ đó giúp chồng bạn giảm co giật do mọi nguyên nhân và mang lại giấc ngủ ngon hơn mỗi ngày. Trên thị trường hiện nay chúng tôi thấy Tpcn cốm Egaruta có chứa hai thành phần này, bạn có thể tham khảo khuyên chồng sử dụng.
Chúc vợ chồng bạn sức khỏe và hạnh phúc!