Động kinh là một bệnh lý ở não bộ có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi giới. Đánh giá ảnh hưởng của căn bệnh này tới sức khỏe phụ nữ, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào lứa tuổi dậy thì đến trước độ tuổi mãn kinh – khi nội tiết tố có mối liên quan trực tiếp đến các cơn co giật. Tuy nhiên khi dân số già đi và phụ nữ trung tuổi bắt đầu có thời gian để chăm sóc sức khỏe cho bản thân, cần có sự quan tâm đúng mực việc tác động của bệnh động kinh đến sức khỏe phụ nữ tuổi mãn kinh để có hướng điều trị tốt nhất.
Động kinh có thực sự ảnh hưởng đến phụ nữ tuổi mãn kinh?
Mãn kinh cũng giống như giai đoạn dậy thì sẽ gây ra những biến đổi lớn về tâm sinh lý về thể trạng ở tất cả phụ nữ trải qua giai đoạn này. Thực tế cho thấy khoảng 48 tuổi trở lên, hoạt động của buồng trứng bắt đầu suy giảm, sau đó ngừng hoạt động ở trên 50 tuổi. Tuy nhiên, với phụ nữ bị động kinh, tình trạng mãn kinh có thể xảy ra sớm hơn, đặc biệt với những người có bệnh động kinh catamenial (động kinh liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt – các cơn co giật gia tăng trước hoặc trong chu kỳ kinh). Theo các chuyên gia, xảy ra tình trạng này có thể do cơn động kinh tác động đến cấu trúc não vùng dưới đồi hoặc tuyến yên phá vỡ cầu trúc nhịp nhàng giữa não bộ – tuyến yên – buồng trứng gây ra tình trạng mãn kinh sớm hơn.
Động kinh ảnh hưởng đến phụ nữ tuổi mãn kinh
Nếu bạn đang ở độ tuổi mãn kinh và gặp chứng co giật, động kinh, hãy gọi cho chúng tôi hoặc Zalo qua số phòng ngừa di chứng sau cơn động kinh. Hãy gọi cho chúng tôi qua số 0962.620.043 để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.
Để bệnh động kinh không ảnh hưởng tới thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ
Chúng ta biết rằng, các hormone nội tiết tố estrogen và progesterone được sản xuất bởi buồng trứng ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh động kinh. Trong đó, estrogen có thể kích thích, trong khi progesterone có thể kìm hãm làm giảm tần suất và mức độ các cơn co giật. Bước vào độ tuổi mãn kinh, khi nồng độ hai kích thích tố này đều suy giảm, sẽ khó dự đoán được tác động của bệnh động kinh tới phụ nữ độ tuổi này như thế nào.
Tiến hành nghiên cứu ở một nhóm phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh bị động kinh, có cùng tần suất và mức độ các cơn co giật khi còn trẻ, các nhà khoa học thấy sự thay đổi của bệnh sau thời kỳ mãn kinh là rất khác nhau tùy từng cá thể. Một phần ba số phụ nữ trong nhóm này không có thay đổi về bệnh động kinh. Còn lại, số phụ nữ có cơn động kinh trầm trọng hơn chiếm tỷ lệ lớn hơn và chỉ có một số lượng nhỏ hơn thấy bệnh động kinh giảm đi.
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy phụ nữ bị động kinh catamenial (động kinh liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt) có nhiều khả năng cải thiện bệnh sau thời kỳ mãn kinh, tuy nhiên họ lại gặp phải nhiều cơn co giật hơn trong giai đoạn chuyển tiếp (thời kỳ tiền mãn kinh).
Như vậy, lời khuyên cho các phụ nữ mắc bệnh động kinh là cần phải theo dõi bệnh động kinh của mình để bác sỹ có phương pháp điều trị phù hợp. Bởi lẽ căn bệnh động kinh sẽ giữ nguyên, giảm nhẹ hay tăng nặng khi mãn kinh là điều khó có thể đoán trước.
Xem thêm:
Sự khác biệt giữa phái mạnh và phái yếu trong bệnh động kinh
Giải pháp thảo dược thiên nhiên giúp làm giảm cơn động kinh
Liệu pháp thay thế hormone – hướng đi cho phụ nữ tuổi mãn kinh bị động kinh?
Trong thời kỳ mãn kinh, cơ thể phụ nữ ngừng sản xuất kích thích tố tự nhiên. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như bốc hỏa, vã mồ hôi vào ban đêm, mất ngủ… cùng với những biến đổi về tâm lý: mệt mỏi, dễ nóng giận, thậm chí suy nhược thần kinh. Liệu pháp thay thế hormone (hormone replacement therapy – HRT) đôi khi được dùng để điều trị các triệu chứng của tiền mãn kinh, ngoài ra còn có thể ngăn ngừa loãng xương, giúp xương dẻo dai hơn. Tuy nhiên, liệu pháp thay thế hormonne vẫn có những hạn chế nhất định. Nó có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, nguy cơ ung thư vú, ung thư tử cung ở phụ nữ. Với phụ nữ bị động kinh, nếu sử dụng HRT cần xem xét thêm một số yếu tố nguy cơ:
Tác động đến cơn co giật: Nồng độ hormone estrogen trong HRT thường nhỏ, không gây kích thích cơn co giật. Tuy nhiên, tần suất co giật vẫn có thể tăng lên ở những phụ nữ sử dụng HRT. Với những người này, sử dụng HRT kết hợp cả 2 loại hormone estrogen và progesteron sẽ là lựa chọn hợp lý. Theo một nghiên cứu cho thấy, ở những phụ nữ sử dụng các loại HRT có chứa progestine (một dạng progesterone), bệnh động kinh sẽ ít trầm trọng hơn những người chỉ sử dụng HRT chứa estrogen.
Tác động đến hệ xương khớp: Với phụ nữ bị động kinh, vai trò ngăn ngừa bệnh loãng xương của HRT có ý nghĩa quan trọng vì cơn co giật có thể làm tăng té ngã dẫn đến gãy xương. Vấn đề trở nên cấp thiết vì các loại thuốc chống động kinh đều gây loãng xương. Những loại thuốc này gồm phenytoin (Dilantin hoặc Phenytek), carbamazepine (Tegrotol hoặc Carbatrol), phenobarbital, primidone (Mysoline) và valproic acid/valproate (Depakene hoặc Depakote). Phụ nữ dùng các loại thuốc này nên bổ sung vitamin D và canxi. Tập thể dục cũng là điều quan trọng để giữ cho bộ xương luôn chắc khỏe. Nếu quyết định dùng HRT, bác sỹ thường khuyển bệnh nhân kết hợp thêm các loại thuốc khác để đảm bảo không bị loãng xương
Tác động đến cơn bốc hỏa: Trường hợp cơn bốc hỏa diễn ra, có thể sử dụng thuốc chống động kinh gabapentin (Neurontin). Nghiên cứu mới đây cho thấy Neurontin có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa. Đây có thể coi là một giải pháp thay thế HRT ở một số phụ nữ.
Phụ nữ mãn kinh nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng HRT
Mãn kinh là một quá trình sinh học tự nhiên. Mãn kinh không có nghĩa là kết thúc hoàn toàn nữ tính và tình dục. Cuộc sống của người phụ nữ vẫn diễn ra bình thường sau thời kỳ này. Để cơn động kinh không tác động xấu đến phụ nữ tuổi mãn kinh, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa thần kinh cũng như bác sỹ phụ khoa để kiểm soát tốt tâm sinh lý, hạn chế gia tăng các cơn co giật gây ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe khác.
DS. Thu Hương
Nguồn:
http://www.epilepsysociety.org.uk/
http://www.epilepsy.com/
———-———-———-———-———-———-
Thông tin cho bạn
TP BVSK Cốm Egaruta có chứa các thành phần như An tức hương, Câu đằng, GABA, Taurine, Magie clorua giúp:
– Phòng ngừa và hỗ trợ giảm tần suất, mức độ các cơn co cứng, co giật.
– Giảm các triệu chứng rối loạn tâm thần, rối loạn cảm giác kèm theo các cơn động kinh.
– Dùng kết hợp khi điều trị và phục hồi khả năng vận động của cơ thể sau cơn động kinh.