Bệnh động kinh và hai nhóm nguyên nhân chính gây bệnh

Bệnh động kinh là một dạng rối loạn thần kinh phức tạp bên trong não bộ với những biểu hiện lâm sàng đa dạng và phức tạp. Có nhiều nguyên nhân gây ra động kinh nhưng có thể xếp vào hai nhóm chính là: Động kinh vô căn (nguyên phát) và động kinh triệu chứng (thứ phát).

Bệnh động kinh vô căn – Dạng nguyên phát

Động kinh vô căn thường khởi phát đột ngột và không có nguyên nhân rõ ràng về sự tổn thương của não bộ trước đó, chiếm 55% – 75% trong tổng số trường hợp mắc bệnh động kinh. Một số giả thuyết đã được nhiều nhà khoa học ủng hộ, cơn co giật có thể xảy ra do sự bất thường thần kinh ở cấp độ tế bào, nhưng cũng có thể do yếu tố di truyền liên quan đến sự thay đổi cấu trúc trong gen. Ước tính gen có thể chiếm tới 70 – 90% khuynh hướng phát triển của động kinh vô căn.

Động kinh vô căn thường có liên quan tới yếu tố di truyền

Động kinh vô căn thường có liên quan tới yếu tố di truyền

Ngưỡng co giật là một phần của yếu tố di truyền, nó biểu thị khả năng một người “chống lại” các nguyên nhân làm khởi phát cơn. Mỗi người có một ngưỡng co giật khác nhau và bất kỳ ai cũng có khả năng xuất hiện cơn co giật. Nhưng thường thì người bị động kinh vô căn sẽ có ngưỡng co giật thấp, bệnh có thể khởi phát sau khi bị kích hoạt bởi những cơn sốt cao co giật kéo dài, cùng những tác động từ môi trường sống hoặc sang chấn tâm lý. Việc điều trị cần thời gian dài, thông thường mục tiêu sẽ hướng đến việc làm giảm tần suất và mức độ các cơn co giật, một số trường hợp có thể khỏi nếu tuân thủ đúng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.

Nguyên nhân bệnh động kinh có thể khác nhau nhưng đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, tâm lý người bệnh. Nếu không may mắc phải căn bệnh này, hãy gọi điện hoặc Zalo qua số 0962.620.043 để được tư vấn về giải pháp từ thảo dược giúp kiểm soát cơn co giật hiệu quả.

Bệnh động kinh triệu chứng – Dạng thứ phát

Động kinh triệu chứng là loại động kinh có nguyên nhân bắt nguồn từ những tổn thương thực thể ở não, nói cách khác nó là hệ quả của những bệnh lý gây tổn thương não, bao gồm:

– Chấn thương sọ não: Là một trong những nguyên nhân gây động kinh thường gặp, đặc biệt là do trẻ bị ngạt chu sinh, phải dùng đến forcep gây tổn thương não trẻ hoặc những chấn thương vùng đầu gây chảy máu não, chảy máu dưới vùng nhện. Ngoài ra, việc tai nạn xe cộ, ngã từ trên cao xuống… cũng là nguyên nhân chính làm chấn thương sọ não ở người lớn. Cơn co giật, động kinh thường xuất hiện sau khoảng 1 tháng – 1 năm kể từ khi gặp sang chấn.

– Đột quỵ não: Có khoảng 5 – 15 % bệnh nhân đột quỵ, tai biến mạch máu não có các cơn co giật. Những cơn co giật trong tuần đầu tiên sau đột quỵ không có ý nghĩa bệnh nhân đã bị động kinh nhưng di chứng động kinh về sau là rất có thể xảy ra.

– U não: Khoảng 50% các trường hợp u não gây ra động kinh trên lâm sàng với đặc điểm là các cơn động kinh cục bộ và thường xảy ra muộn (sau tuổi 40). Đa số các khối u não này thường khu trú ở bán cầu đại não. Việc phẫu thuật não thường chỉ giải quyết loại bỏ khối u, sau khi mổ, rất nhiều người vẫn bị co giật, động kinh và phải điều trị trong thời gian dài sau đó.

U não là một trong những nguyên nhân gây động kinh thứ phát

Có thể bạn quan tâm:

Co giật, động kinh do u não: Bạn đã thực sự hiểu rõ

Co giật, động kinh sau chấn thương sọ não

– Viêm màng não, viêm não: Có thể do vi khuẩn (H.influenza, lao…), virus (Herpes simplex), ký sinh trùng (cysticercosis)… làm tổn thương một phần của não bộ.

– Bất thường về cấu trúc não: Các dị dạng mạch máu, cấu trúc não bẩm sinh có thể khiến não bộ không thể thực hiện được các chức năng giống như bình thường. Bằng các phương pháp siêu âm, chụp não có thể tìm ra những nguyên nhân này.

Đối với động kinh thứ phát thì quan trọng là điều trị nguyên nhân của nó, kết hợp việc sử dụng các thuốc kháng động kinh cùng thảo dược tự nhiên sẽ giúp làm giảm tần suất, mức độ các cơn co giật. Thực tế, bệnh động kinh hoàn toàn có thể được kiểm soát tốt nếu kiên trì điều trị theo đúng liệu trình, đủ thời gian và đúng phương pháp.

Một số nguyên nhân khác có thể gây co giật, dễ bị nhầm lẫn với bệnh động kinh

– Hạ đường huyết đột ngột, đặc biệt là khi đường huyết còn có 20 – 30 mg%.

– Hạ natri huyết nếu nồng độ còn dưới 120mE/L hoặc ở mức cao hơn nhưng giảm xuống nhanh cũng có thể gây co giật.

– Hạ canxi huyết nếu trong khoảng 4,3 – 9,2mg%.

– Tăng ure huyết.

– Bệnh thoái hóa gan – não có thể gây các cơn co giật cục bộ hoặc toàn thể.

– Hội chứng cai thuốc, đặc biệt là cai rượu, các thuốc an thần.

Tất cả những trường hợp trên đều có thể gây co giật. Loại cơn thường gặp là cơn co cứng co giật, các cơn này thường tự thuyên giảm hoặc sau khi điều trị các bệnh lý liên quan.

Các phương pháp điều trị bệnh động kinh hiệu quả nhất hiện nay

Thuốc chống động kinh

Dù là động kinh do nguyên nhân gì đi chăng nữa thì việc sử dụng thuốc chống co giật luôn là giải pháp đầu tay, bởi lẽ đa phần người bệnh đều đáp ứng tốt với thuốc và có thể kiểm soát cơn hiệu quả 2 – 3 năm kiên trì điều trị. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, thuốc chống động kinh cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh như rối loạn tiêu hóa, chán ăn, dị ứng, khó ngủ, mất ngủ…

Người bệnh động kinh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Người bệnh động kinh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Sản phẩm từ thảo dược tự nhiên giúp kiểm soát cơn hiệu quả

Nghiên cứu được thực hiện năm 2015 bởi các nhà khoa học Hàn Quốc cho thấy, hoạt chất sinh học từ thảo dược Câu đằng không chỉ có tác dụng trấn kinh, an thần mà còn kích thích làm tăng nồng độ GABA nội sinh – chất dẫn truyền thần kinh ức chế, nhờ đó tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật được giảm đi đáng kể. Ngoài ra, Câu đằng còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh, giúp dọn dẹp các gốc tự do, nhờ đó ức chế quá trình chết đi của các tế bào não, góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục vận động, giảm mệt mỏi, đau đầu,… sau cơn co giật.

Hiện nay, trên thị trường chỉ có duy nhất sản phẩm cốm Egaruta được bào chế từ Câu đằng, kết hợp cùng An tức hương, Taurine, Magie,… mang lại sự thuận tiện trong sử dụng và hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị, giúp hàng ngàn người bệnh sớm hồi phục sức khỏe. Hiệu quả của sản phẩm đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện lớn ở Hà Nội, kết quả cho thấy, cốm Egaruta giúp:

– Giảm trên 98% cơn co giật, động kinh do mọi nguyên nhân

– Giảm gần 2 phút thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh

– Không còn tình trạng mệt mỏi, đau đầu, rối loạn giấc ngủ và nhanh chóng hồi phục sức khỏe, vận động sau cơn.

– Không gây bất cứ tác dụng phụ gì cho người bệnh, kể cả khi dùng lâu dài.

Cùng lắng nghe chia sẻ của GS. TS Nguyễn Văn Chương về những lợi ích nổi trội của cốm Egaruta với người bệnh co giật, động tại đây:

Đánh giá của GS. TS Nguyễn Văn Chương về vai trò của cốm Egaruta trong điều trị động kinh

Không chỉ được các chuyên gia đánh giá cao, cốm Egaruta cũng được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn sử dụng và phản hồi tích cức. Điển hình là câu chuyện của con chị Hương (TP Huế), khi mà mới chỉ sử dụng cốm Egaruta trong khoảng 2 tháng, cơn co giật của con chị đã dứt hẳn, chị đưa con đi khám thấy kết quả đo điện não đồ đã trở lại bình thường. Hãy cùng lắng nghe tâm sự của chị qua video sau:


Kinh nghiệm trị co giật, động kinh không rõ nguyên nhân từ thảo dược

Có thể bạn quan tâm:

Nghiên cứu đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị co giật, động kinh của cốm Egaruta

Chia sẻ kinh nghiệm điều trị chứng co giật, động kinh hiệu quả

Chế độ ăn uống sinh hoạt dành cho người bệnh động kinh

Tạo lập thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học là một cách giúp bạn kiểm soát cơn co giật, động kinh hiệu quả. Do vậy, bạn cần lưu ý:

– Tăng cường thực phẩm giàu protein và calci như thịt nạc, tôm, cua, cá, hải sản, trứng…

– Chú trọng tới các loại rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin và chất xơ hòa tan như chuối, bơ, cà rốt, hạnh nhân, xúp lơ, rau mồng tơi, đậu Hà Lan, táo, lê…

– Hạn chế rượu, bia, cà phê, thuốc lá bởi chúng có thể kích thích não bộ gây tăng cơn nhiều hơn.

– Giảm lượng thực phẩm chứa nhiều đường, mỳ chính, chất phụ gia bảo quan như bánh kẹo ngọt, pizza, xúc xích, bim bim, lạp xưởn, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn đóng hộp, nước ngọt có ga…

– Ngủ đúng giờ (trước 11 giờ tối), đủ giấc (7 – 8 tiếng/ngày), tránh thức quá khuya.

– Giữ tâm lý luôn vui vẻ, thoải mái bằng cách thực hiện những công việc bản thân yêu thích hoặc thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao với các bài tập nhẹ nhàng như yoga, ngồi thiền, đi bộ, hít sâu thở chậm…

Người bệnh động kinh nên thực hiện một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học

Người bệnh động kinh nên thực hiện một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học

Có thể bạn quan tâm:

Mách bạn 3 bài tập Yoga chữa động kinh đơn giản, hiệu quả!

Hướng dẫn cách lựa chọn thực phẩm nên và không nên ăn cho người bệnh động kinh

Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây co giật nhưng mục tiêu trong điều trị vẫn là giúp người bệnh kiểm soát cơn và ngăn ngừa cơn co giật tái phát trở lại. Do vậy, phát hiện kịp thời, điều trị đúng cách là vô cùng quan trọng. Qua bài viết trên, hẳn các bạn độc giả đã có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như có những nhận định đúng đắn hơn trong phòng và trị bệnh.

­­DS. Ngọc Hải

Nguồn tham khảo:

https://www.epilepsysociety.org.uk/causes-epilepsy#.V-NVNPmLSUl

http://www.epilepsy.com/learn/epilepsy-101/what-causes-epilepsy-and-seizures

http://www.nhs.uk/Conditions/Epilepsy/Pages/Causes.aspx

Bảng giá

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ ĐẶT HÀNG – TƯ VẤN:   0962.620.0430963.048.266

Cốm EGARUTA hộp 30 gói (Mua 6 tặng 1)

– Từ 1 – 2 hộp: 205.000 đồng/hộp

– Từ 3 – 5 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 195.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng từ 1,000,000đ trở lên



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      16 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Lý Vui
      Lý Vui
      5 Tháng Trước

      Bị Động kinh co giật khi sốt cao thì dùng như thế nào ah

      Ngân
      Ngân
      10 Tháng Trước

      Cho tôi hỏi bao nhiêu 1 hộp cốm egaruta, bé 3 tuổi thì dùng thế nào, uống trước hay sau ăn?

      Huong
      Huong
      1 Năm Trước

      Nếu động kinh do khối u thi uống thuốc động kinh có cắt cơn dc kg?

      Nguyễn My
      Nguyễn My
      1 Năm Trước

      Ko bị ngã gì mà tự nhiên sau khi uống rượu say quá lên cơn co giật rồi đi khám bị động kinh thì có chữa được ko ạ?

      xuxu
      xuxu
      1 Năm Trước

      em có người thân bị động kinh đến nay cũng đã bớt cơn co giật rồi . em muốn hỏi có cần bổ xung cốm này không ah

      Kính Trần
      Kính Trần
      2 Năm Trước

      Bệnh động kinh có chữa khỏi hết hoàn toàn không ah

      Mai Le
      Mai Le
      3 Năm Trước

      Con em năm nay 6 tuổi, cháu được chẩn đoán động kinh vô căn. Xin hỏi bệnh có nguy hiểm không? Và điều trị khỏi không?

      Ta Ngọc Minh
      Ta Ngọc Minh
      7 Năm Trước

      Xin cho hỏi, nhà em mới sinh một bé gái được 5 ngày tuổi, khi bé ngủ lại hay xảy ra cơn co giật, chu miệng, lè lưỡi. Vậy cho hỏi bác sĩ có phải bé bị động kinh không và biện pháp xử lý như thế nào? Mong bác sĩ giải đáp giúp. Cảm ơn!