Bệnh động kinh ở người mắc hội chứng Down: Nguyên nhân và cách trị

“Hội chứng Down có thể kéo theo bệnh động kinh”, nghe có vẻ khó tin nhưng có tới 13% trẻ em mắc hội chứng này gặp phải các cơn co giật động kinh, thậm chí con số này lên tới 46% ở những người trên 50 tuổi. Nếu bạn quan tâm, hãy cùng nghe các chuyên gia lý giải về mối liên quan giữa hai chứng bệnh này kèm theo các phương pháp điều trị tối ưu nhất qua bài viết dưới đây.

Động kinh là gì?

Động kinh là sự rối loạn hoạt động chức năng của hệ thần kinh trung ương, xảy ra do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các tế bào thần kinh, đặc trưng bởi các cơn co cứng, co giật cơ bắp, nhược cơ và/hoặc mất ý thức tạm thời.

Hội chứng Down là gì?

Hội chứng Down là một dạng rối loạn di truyền do có sự xuất hiện thừa của nhiễm sắc thể số 21, còn gọi là tam thể 21. Việc dư thừa khối thông tin di truyền này gây ra các khuyết tật khác nhau như tai nhỏ, mắt lệch, cổ ngắn, mặt gãy, chiều cao thấp, bàn tay bàn chân nhỏ, lòng bàn tay nhăn… khiến trẻ khù khờ và gần như là chậm phát triển trí tuệ.

Trẻ em mắc hội chứng Down có nguy cơ cao khởi phát động kinh

Trẻ em mắc hội chứng Down có nguy cơ cao khởi phát động kinh

Tpcn cốm Egaruta chứa hai thảo dược quý Câu đằng, An tức hương, có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh, làm giảm tần suất, mức độ cơn co giật, hiệu quả cho người bệnh động kinh. Hãy liên hệ với chúng tôi hoặc Zalo qua số 0962.620.043 để được chuyên gia tư vấn chi tiết

Mối liên hệ giữa động kinh và hội chứng Down

Nam giới mắc hội chứng Down có xu hướng khởi phát bệnh động kinh sớm hơn nữ giới. Cơ chế làm tăng khả năng động kinh trong hội chứng này vẫn chưa được làm rõ, nhưng các nhà khoa học cho rằng có thể liên quan tới một trong 4 nguyên nhân sau:

– Lúc còn trong bào thai, trẻ có hội chứng Down đã có những bất thường về cấu trúc não như: ít nơron ức chế, bất thường vỏ não, synap kém phát triển,… có khả năng làm tăng nguy cơ động kinh.

– Hội chứng Down làm thay đổi độ thẩm thấu của ion kali qua màng tế bào khiến ngưỡng điện thế đột ngột giảm thấp, não bộ dễ bị kích thích hơn và xuất hiện các cơn co giật.

– Dư thừa 1 nhiễm sắc thế số 21 dẫn tới nhiễm sắc thể này hoạt động nhiều hơn ở người bình thường, làm gia tăng số lượng cũng như hoạt động của enzym được mã hóa và các sản phẩm chuyển hóa của nó. Hậu quả là làm tăng xu hướng khởi phát các thể động kinh.

– Động kinh cũng có thể do biến chứng của các dị tật tim mạch bẩm sinh, nhất là dị dạng mạch máu vùng đáy não ở trẻ có hội chứng Down.

Triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em có mắc hội chứng Down

Cơn co giật, động kinh đầu tiên ở những trẻ bị Down thường xuất hiện trước 3 tuổi, đó có thể là những dạng điển hình sau”

– Các cơn co thắt ở trẻ sơ sinh (hội chứng West) là chứng động kinh phụ thuộc vào độ tuổi, thường xuất hiện trong vong 1 năm đầu đời của trẻ, với biểu hiện “cúi gật đầu” hoặc “nhún vai” liên tục trong vài giây và có thể lặp lại cơn rất nhiều lần trong ngày. Những trẻ bị Down có liên quan đến hội chứng West có thể tiến triển thành hội chứng Lennox – Gastaut, với những cơn vắng ý thức trong ngày và co giật vào ban đêm.

– Dạng cơn co cứng – co giật toàn thân thường gặp ở những trẻ lớn hơn, đặc trưng bởi cơn gồng cứng, co giật toàn bộ cơ thể diễn ra trong vài phút, sau đó trẻ rơi vào trạng thái hôn mê, dần dần mới tỉnh lại.  

Triệu chứng động kinh ở người lớn có mắc hội chứng Down

Tỷ lệ mắc động kinh ở những người có hội chứng Down tăng lên theo tuổi thọ (chiếm tỷ lệ 46% ở người trên 50 tuổi), thường gặp nhất là cơn động kinh cục bộ hoặc cơn co cứng – co giật toàn thân, kèm theo tình trạng đau cơ, chuột rút. Trường hợp xảy ra cơn động kinh muộn này đều có liên quan đến bệnh sa sút trí tuệ Alzheimer do khiếm khuyết gen di truyền.

Người lớn mắc hội chứng Down thường bị cơn động kinh co cứng – co giật toàn thân

Người lớn mắc hội chứng Down thường bị cơn động kinh co cứng – co giật toàn thân

Chẩn đoán động kinh ở người có mắc hội chứng Down

Ngoài căn cứ vào các triệu chứng người bệnh mô tả, bác sĩ sẽ thực hiện điện não đồ EEG và chụp cộng hưởng từ MRI để tìm kiếm bất thường trong cấu trúc của não.

Khi các cơn động kinh kèm theo sốt hoặc có các dấu hiệu nhiễm trùng khác, người bệnh phải thực hiện chọc dò tủy sống thắt lưng để xác định căn nguyên gây động kinh có phải do nhiễm khuẩn hay không.

Điều trị động kinh ở người có mắc hội chứng Down

Sử dụng thuốc chống động kinh

Người bệnh động kinh có hội chứng Down phải sử dụng các loại thuốc chống động kinh như acid valproic, carbarmazepin, phenytoin,… để kiểm soát cơn giống như người bệnh động kinh thông thường.

Hỗ trợ điều trị bằng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược

Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng, hoạt chất sinh học trong thảo dược Câu đằng và An tức hương ngoài tác dụng an thần, trấn tĩnh, giảm kích thích thần kinh còn thúc đẩy làm tăng nồng độ GABA nội sinh trong cơ thể, điều chỉnh nồng độ các ion nội bào, kìm hãm sự phóng điện quá mức của các tế bào thần kinh, nhờ vậy, giảm đáng kể tần suất và mức độ cơn, giúp người bệnh động kinh có hội chứng Down bớt mệt mỏi, buồn ngủ sau co giật. Bởi vậy, ngoài việc sử dụng thuốc tây, người bệnh nên kết hợp cùng với sản phẩm hỗ trợ điều trị co giật động kinh chứa các loại thảo dược này.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Người bị động kinh và hội chứng Down đều có sự giảm đáng kể một số vitamin, khoáng chất trong máu như vitamin A, B6, B12, C, D, folat, canxi, sắt, magie, mangan, kẽm, carnitin, choline, omega 3,… Vì vậy, cần bổ sung các vitamin và khoáng chất này bằng cách tăng cường ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, súp lơ, rau chân vịt, cải xanh, bina, trái cây tươi,… trong chế độ ăn hằng ngày. Bên cạnh đó, hạn chế các loại mỡ động vật, đường, mì chính,… và tránh xa thuốc lá cũng rất tốt cho việc điều trị động kinh ở những người có hội chứng Down.

Ds. Lương Lan

Nguồn tham khảo:

https://www.verywell.com/down-syndrome-and-epilepsy-1204508

https://www.intechopen.com/books/genetics-and-etiology-of-down-syndrome/down-syndrome-and-epilepsy

—–—–—–—–—–—–

Thông tin sản phẩm trị co giật, động kinh chứa Câu đằng, An tức hương:

Bảng giá

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ ĐẶT HÀNG – TƯ VẤN:   0962.620.0430963.048.266

Cốm EGARUTA hộp 30 gói (Mua 6 tặng 1)

– Từ 1 – 2 hộp: 205.000 đồng/hộp

– Từ 3 – 5 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 195.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng từ 1,000,000đ trở lên



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận