Động kinh là một bệnh lý mạn tính, xảy ra do sự phóng điện đột ngột và quá mức của các tế bào thần kinh, đặc trưng với các cơn co giật lặp lại nhiều lần. Động kinh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trong đó người cao tuổi là nhóm có tỷ lệ mắc bệnh khá cao, chiếm 0,86% những người 65-69 tuổi và 1,35% đối với những người trong độ tuổi trên 80.
Nguyên nhân gây bệnh động kinh ở người cao tuổi
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đông kinh ở người cao tuổi, tuy nhiên phổ biến nhất là do đột quỵ (tai biến mạch máo não). Đột quỵ chiếm 50% trường hợp động kinh xác định được nguyên nhân ở người cao tuổi và tỷ lệ mắc bệnh đông kinh tăng lên gấp 20 lần sau cơn đột quỵ.
Bệnh Alzheimer và suy nhược thần kinh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh ở người cao tuổi gấp 10 lần, trong khi đó, những dị tật hoặc khối u não, chấn thương đầu là những nguyên nhân tương đối ít gặp.
Cơn co giật ở người cao tuổi cũng liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như hạ đường huyết đột ngột, hạ natri máu, hạ calci máu, suy giáp, viêm phổi, suy gan…
Việc sử dụng các loại thuốc chống loạn thần, chống trầm cảm, thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu hay các loại thuốc thảo dược chứa ginkgo bibola,.. tuy không phải là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh động kinh ở người cao tuổi, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy, tỷ lệ mắc động kinh ở những người sử dụng các loại thuốc này cao hơn so với nhóm không sử dụng. Ngoài ra, hội chứng co giật do cai rượu cũng không phải là hiếm gặp ở người trong độ tuổi trung niên.
Đột quỵ não là nguyên nhân gây bệnh động kinh phổ biến nhất ở người cao tuổi
Nếu bạn và người thân không may mắc phải chứng co giật, động kinh hãy gọi điện cho chúng tôi hoặc Zalo qua số 0962.620.043 để được tư giải pháp giúp phòng và điều trị an toàn, hiệu quả nhất hiện nay.
Ảnh hưởng của bệnh động kinh tới người cao tuổi
Bệnh động kinh ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý người cao tuổi. Cơn co giật xảy đến dễ làm người bệnh tổn thương. Sự kỳ thị về căn bệnh này trong xã hội cũng là rào cản không nhỏ để người cao tuổi hòa nhập với cuộc sống. Rất nhiều người cao tuổi bị động kinh phải vào viện dưỡng lão chỉ vì mất niềm tin và không tự chủ do căn bệnh động kinh gây ra
Điều trị bệnh động kinh ở người cao tuổi
Mục tiêu điều trị bệnh động kinh ở người cao tuổi là kiểm soát tốt các cơn động kinh, giúp người bệnh duy trì một cuộc sống bình thường. Chính vì vậy, xác định nguyên nhân cũng như chẩn đoán chính xác bệnh động kinh có ý nghĩa rất quan trọng. Việc điều trị bệnh động kinh ở người cao tuổi tương đối phức tạp bởi dễ nhầm lẫn với những dấu hiệu của nhiều căn bệnh khác:
Bệnh lý | Dấu hiệu nhận biết |
Thần kinh | – Cơn thiếu máu não thoáng qua – Mất trí nhớ tạm thời – Đau nửa đầu – Ngủ gà – Run chân (Restless legs syndrome) |
Tim mạch | – Ngất xỉu – Hạ huyết áp tư thế đứng – Rối loạn nhịp tim – Bệnh tim cấu trúc (Structural heart disease) – Xoang động mạch cảnh |
Nội tiết/trao đổi chất | – Hạ đường huyết – Hạ natri máu – Giảm kali máu |
Rối loạn giấc ngủ | – Nghẹt thở khi ngủ – Rối loạn giấc ngủ |
Tâm lý | – Co giật động kinh tâm lý |
Thông thường điều trị bệnh động kinh ở người cao tuổi thường hướng đến các nguyên nhân cơ bản và được bắt đầu bằng thuốc chống động kinh. Bệnh động kinh ở người cao tuổi thường đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị. Có 80% người bệnh có thể kiểm soát tốt cơn co giật bằng thuốc kháng động kinh. Tuy nhiên, người cao tuổi thường gặp phải tác dụng phụ nhiều hơn. Chính vì vậy, trước khi sử dụng thuốc chống động kinh để điều trị, người bệnh cũng cần cân nhắc về những rủi ro có thể gặp phải.
Kiểm soát tốt cơn động kinh giúp người cao tuổi hòa nhập với cuộc sống
Một số thuốc chống động kinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người cao tuổi: sử dụng carbamazepine, đặc biệt khi dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu sẽ gây hạ natri máu; Phenobarbital, phenytoin, carbamazepine có thể gây phát ban hoặc suy gan. Các loại thuốc chống động kinh còn có thể tương tác với các thuốc chống đông máu (wafarin), thuốc chống loạn nhịp tim, theophylline, cortico-steroid, thuốc chống trầm cảm, kháng sinh nhóm macrolid…
Các thuốc chống động kinh cũng làm tăng tốc độ phân hủy vitamin D, dẫn đến giảm hấp thụ canxi làm tăng khả năng loãng xương. Chính vì vậy, cần bổ sung canxi và vitamin D trong một số bệnh nhân lớn tuổi có nguy cơ loãng xương.
Như bất kỳ phác đồ điều trị bằng thuốc, việc sử dụng thuốc chống động kinh ở người cao tuổi nên bắt đầu bằng một loại thuốc với liều thấp, sau đó tăng liều từ từ. Trường hợp thuốc đầu tiên không đạt được kết quả mong muốn, bệnh nhân có thể kết hợp sử dụng thêm loại thuốc khác và cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Song song với việc sử dụng thuốc, việc kết hợp thêm các thảo dược giúp an thần, ổn định hoạt động điện của hệ thần kinh cũng sẽ giúp kiểm soát các cơn co giật hiệu quả hơn. Hai thảo dược thường được sử dụng nhất đó là Câu đằng và An tức hương. Theo các nghiên cứu khoa học có được tác dụng như vậy là nhờ hoạt chất trong các thảo dược này thể kích thích não bộ sản sinh ra GABA – chất dẫn truyền thần kinh ức chế tự nhiên của cơ thể.
Xem thêm:
Co giật động kinh sau cơn đột quỵ
Co giật động kinh và những câu hỏi thường gặp
Hoàng Long
Nguồn tham khảo:
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1298856/
http://patient.info/doctor/Epilepsy-in-Elderly-People
…………………………………………………
Thông tin về sản phẩm chứa Câu đằng, An tức hương, GABA:
Tpcn cốm Egaruta – giải pháp an toàn và hiệu quả cho chứng co giật, động kinh.