“Cách ly xã hội” tuy chưa phải lệnh cấm hoàn toàn nhưng là dự lệnh, khuyến cáo người dân hạn chế ra đường khi không thực sự cần thiết để tránh lây nhiễm Covid-19. Trước tình hình này, không ít phụ huynh cảm thấy băn khoăn về việc đưa con đi khám về tăng động, thậm chí là không biết phải dạy con ở nhà như thế nào là tốt nhất. Tuy nhiên bạn không cần phải quá lo lắng vì bài viết sau sẽ giúp bạn giải quyết được những vấn đề này.
Nhận biết tăng động giảm chú ý tại nhà và đánh giá về bệnh qua bài test trực tuyến
Dịch Covid – 19 vẫn đang diễn biến phức tạp và khó có thể dự đoán được trước thời gian kết thúc, chính vì vậy, mọi người nên ở nhà nhiều hơn và hạn chế tới nơi đông người. Chỉ tới bệnh viện khi thực sự cần thiết, đặc biệt là khi gặp phải các bệnh lý cấp tính và đòi hỏi sự thăm khám, xử lý của các bác sĩ chuyên khoa.
Còn với tăng động giảm chú ý, đây là một chứng rối loạn phát triển ở trẻ nhỏ, tiến triển theo thời gian nhưng cũng không phải là bệnh lý cấp thiết bắt buộc phải thăm khám ngay. Cha mẹ có thể tự nhận biết, theo dõi tại nhà và có thể tìm đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý để được hướng dẫn. Cụ thể và đơn giản nhất là thực hiện bài test chẩn đoán tăng động giảm chú ý trực tuyến.
Các bài test về tăng động đều dựa trên thang điểm VANDERBILT do Trung tâm Khoa học Y tế Oklahoma phát triển và đã được các chuyên gia thuộc Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội – một trong các bệnh viện uy tín hàng đầu Việt Nam biên soạn. Bởi vậy, các bậc phụ huynh có thể an tâm về độ chính xác của bài đánh giá này. Để dễ dàng thực hiện, cha mẹ có thể truy cập và làm theo hướng dẫn TẠI ĐÂY.
Hướng dẫn cha mẹ khi đưa trẻ tăng động đi khám vào mùa dịch Covid – 19
Sau khi làm bài test, nếu các bậc phụ huynh muốn đưa con đi thăm khám và điều trị tăng động giảm chú ý cho trẻ, bác sĩ Nhi khoa có đưa ra một số hướng dẫn như sau:
– Bắt buộc 100% phụ huynh và trẻ em phải đeo khẩu trang khi đến bệnh viện và hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, khoảng cách tốt nhất là 2m.
– Rửa tay bằng xà phòng ít nhất 30s hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn chứa cồn (ít nhất 60% cồn). Hiện nay tất cả các bệnh viện đều đã trang bị dung dịch sát khuẩn khô, một số bệnh viện còn lắp đặt các máy sát khuẩn tay tự động tại nhiều vị trí phù hợp cho phụ huynh và trẻ sử dụng.
– Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn/khăn tay/ống tay áo để tránh phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
– Khi đến khám bắt buộc phụ huynh và trẻ phải thực hiện đo thân nhiệt, khai báo y tế và khám sàng lọc. Nếu có yếu tố nghi ngờ nhiễm Covid – 19 sẽ được chuyển tới phòng cách ly.
– Tất cả các bác sĩ, nhân viên y tế sẽ được kiểm tra sức khỏe, đo thân nhiệt hàng ngày, đeo khẩu trang, gang tay theo đúng quy định và thường xuyên rửa tay với xà phòng/dung dịch sát khuẩn trước và trong suốt quá trình làm việc.
Luôn đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người xung quanh khi đưa trẻ đi khám
Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý tại nhà trong mùa dịch Covid – 19
Những ngày qua, để cân bằng giữa công việc và duy trì chăm sóc, nuôi dạy trẻ tăng động giảm chú ý tại nhà quả là một thách thức lớn với nhiều cha mẹ. Sự xáo trộn, thay đổi thói quen, môi trường học tập gây ảnh hưởng tiêu cực tới hành vi, cảm xúc của trẻ. Vậy cha mẹ có thể tham khảo một số hướng dẫn của các chuyên gia dưới đây, để việc dạy trẻ tăng động tại nhà trở nên dễ dàng hơn trong mùa dịch Covid – 19 này:
Thiết lập kế hoạch công việc hàng ngày cụ thể, chi tiết
Để giữ gìn sức khỏe, ổn định tâm lý của trẻ, cha mẹ cần tạo lập một thời gian biểu chi tiết, cụ thể, giúp cân bằng giữa việc ăn uống, học tập, nghỉ ngơi, giải trí. Cha mẹ nên cùng trẻ thảo luận để đưa ra những mục tiêu học cho từng nhiệm vụ của mỗi ngày. Đồng thời tìm ra những yếu tố mà trẻ yêu thích và biến nó trở thành những mục tiêu hàng tuần.
Ví dụ: Nếu trẻ thích bộ đồ chơi siêu nhân, bạn có thể yêu cầu trẻ phải đạt 6 sao thì sẽ được mua tặng. Sau đó cứ sau mỗi ngày bạn cùng trẻ rà soát lại những nhiệm vụ trong kế hoạch, nếu làm tốt, bạn hãy khen ngợi, khích lệ và tặng cho trẻ 1 sao. Việc làm này sẽ giúp trẻ tự ý thức và tuân thủ theo kế hoạch đã thiết lập, từ đó tập trung chú ý tốt hơn.
Đa dạng hóa các hoạt động học tập của trẻ
Những kiến thức, kỹ năng mà trẻ học được ở trường chỉ là một phần trong cuộc sống, do vậy tranh thủ cơ hội được nghỉ dài ngày, cha mẹ nên đa dạng hóa các hoạt động học tập thông qua các công việc và vui chơi khi ở nhà.
Ví dụ: Bạn có thể dạy trẻ cách tính toán qua việc chuẩn bị nguyên liệu, thực phẩm cho các bữa ăn. Trẻ có thể tìm hiểu về những hiện tượng khoa học gần gũi trong cuộc sống, chẳng hạn như tác dụng làm sạch vết bẩn của xà phòng, ý nghĩa của việc tưới nước cho cây… Để phát triển khả năng ngôn ngữ, cha mẹ có thể kể những câu chuyện mà trẻ thích rồi yêu cầu trẻ kể lại cho mọi người vào cuối ngày hoặc trước khi đi ngủ.
Dành thời gian để trẻ khám phá và phát triển khả năng tiềm ẩn
Việc học tập trên trường thường bị hạn chế thời gian cho các hoạt động phát triển cá nhân như nghệ thuật, thể thao hay các trải nghiệm sáng tạo. Bởi vậy, kỳ nghỉ dài này là cơ hội tuyệt vời để cha mẹ thúc đẩy các hoạt động, năng khiếu cá nhân của trẻ.
Ví dụ: Cha mẹ nên khuyến khích trẻ dành thời gian làm những việc mà mình yêu thích như học vẽ, đánh đàn, học múa,… hay tìm hiểu về robot, ô tô, các nền văn hóa trên thế giới,… Điều này giúp trẻ tìm được đam mê, sở thích của bản thân để phát triển nó một cách tốt nhất.
Dành thời gian để trẻ được khám phá và phát huy khả năng tiềm ẩn
Khuyến khích trẻ tập thể dục, thể thao hàng ngày
Dù phải hạn chế ra ngoài, trẻ vẫn có thể tập các bài thể dục trong nhà như chạy tại chỗ, nhảy dây, đá cầu, yoga, hít sâu – thở chậm,… mỗi ngày để duy trì sức khỏe, chống lại dịch bệnh, đồng thời giảm áp lực học tập và tạo cảm giác thư giãn, thoải mái sau những giờ học tại nhà.
Trò chuyện với trẻ nhiều hơn
Cha mẹ nên dành thời gian để trò chuyện với trẻ nhiều hơn, thay vì cứ chăm chú vào điện thoại, công việc,… Điều này không chỉ giúp trẻ cải thiện kỹ năng ngôn ngữ mà còn góp phần gắn kết tình cảm gia đình, giúp trẻ cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương từ cha mẹ.
Giải pháp thảo dược giúp cải thiện chứng tăng động giảm chú ý hiệu quả
Bên cạnh việc giáo dục hành vi cho trẻ, cha mẹ cũng cần lưu ý duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, đồng thời tham khảo kết hợp sử dụng cốm thảo dược Egaruta mỗi ngày để giúp trẻ kiểm soát chứng tăng động hiệu quả. Với thành phần từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng các dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie, sản phẩm sẽ giúp ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giúp trẻ giảm bớt những biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động, nâng cao sự tập trung chú ý, cải thiện khả năng tư duy, ghi nhớ.
Hiệu quả của sản phẩm được nhiều chuyên gia công nhận, trong đó Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Minh Hòa – Giám đốc trung tâm nghiên cứu ứng dụng tâm lý giáo dục An Phúc Thành cũng có những nhận định tích cực về lợi ích của cốm Egaruta với trẻ tăng động giảm chú ý. Cùng lắng nghe chia sẻ tại video sau:
Đánh giá của chuyên gia về lợi ích của cốm Egaruta với trẻ tăng động
Tăng động giảm chú ý nếu không sớm phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời, bệnh sẽ càng trở nên nghiêm trọng, khó kiểm soát hơn. Bởi vậy, ngoài việc đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi khám, các bậc phụ huynh vẫn nên duy trì thực hiện giáo dục hành vi và sử dụng cốm Egaruta mỗi ngày để giúp con mau chóng thoát khỏi chứng bệnh này. Và nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy gọi điện thoại hoặc liên lạc qua zalo số 0962 620 043 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.