Lựa chọn một phương pháp tránh thai phù hợp và hiệu quả là điều hầu như cặp vợ chồng nào cũng đã từng hoặc sẽ phải đắn đo. Đối với người bị động kinh, việc lựa chọn các biện pháp tránh thai thích hợp còn quan trọng hơn, bởi một số thuốc chống động kinh (AED) có thể làm giảm hiệu quả của các biện pháp tránh thai.
Thuốc chống động kinh gây cảm ứng enzym làm giảm hiệu quả thuốc tránh thai
Thuốc chống động kinh gây cảm ứng enzym (Enzyme-inducing AEDs) kích thích sinh tổng hợp một số loại enzym ở gan, làm tăng chuyển hoá các hormon estrogen và progesteron thành các chất không còn hoạt tính. Điều này có nghĩa là sau khi uống thuốc, nồng độ hormon hấp thu vào máu sẽ giảm đi nhanh chóng so với bình thường, khiến cho hiệu quả tránh thai giảm.
Các thuốc chống động kinh gây cảm ứng enzym bao gồm
Tên hoạt chất | Tên biệt dược |
carbamazepine | Tegretol |
eslicarbazepine acetate | Zebinix |
oxcarbazepine | Trileptal |
phenobarbital | Phenobarbital |
phenytoin | Epanutin |
primidone | Mysoline |
rufinamide | Inovelon |
topiramate | Topamax |
perampanel | Fycompa |
Các loại thuốc chống động kinh này có thể ảnh hưởng đến các phương pháp tránh thai có chứa nội tiết tố, chẳng hạn như viên uống tránh thai hoặc que cấy ngừa thai. Vì vậy, nếu đang sử dụng thuốc chống động kinh gây cảm ứng enzym, bệnh nhân nên xin ý kiến của bác sỹ để sử dụng biện pháp tránh thai khác, hoặc dùng đồng thời ít nhất 2 biện pháp để làm tăng hiệu quả tránh thai.
Nếu bạn hoặc người thân không may mắc phải chứng co giật, động kinh, hãy gọi cho chúng tôi hoặc Zalo qua số 0962.620.043 để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.
Thuốc chống động kinh không gây cảm ứng enzym
AED không gây cảm ứng enzym sẽ không ảnh hưởng đến các biện pháp tránh thai, bao gồm:
Tên hoạt chất | Tên biệt dược |
acetazolamide | Diamox |
clobazam | Frisium |
clonazepam | Rivotril |
ethosuximide | Zarontin, Emeside |
gabapentin | Neurontin |
lacosamide | Vimpat |
levetiracetam | Keppra |
piracetam | Nootropil |
pregabalin | Lycira |
sodium valproate | Epilim, Episenta |
stiripentol | Diacomit |
tiagabine | Gabril |
vigabatrin | Sabril |
zonisamide | Zonegran |
Lamotrigine – thuốc chống động kinh bị ảnh hưởng bởi thuốc tránh thai
Lamotrigine (Lamictal) là thuốc chống động kinh không gây cảm ứng enzym, nhưng không giống như những thuốc khác cùng nhóm, lamotrigine được xem như một trường hợp đặc biệt.
Không có bằng chứng cho thấy thuốc tránh thai tác động trực tiếp tới bệnh động kinh nhưng các nhà nghiên cứu lại thấy rằng thuốc tránh thai làm giảm nồng độ lamotrigine trong máu. Điều này dẫn đến cơn động kinh không được kiểm soát tốt và cơn co giật xảy ra. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy rằng lamotrigine có thể làm giảm lượng progestogen từ viên uống tránh thai, nhưng hiện tại chưa có bằng chứng cụ thể.
Vì vậy nếu đang điều trị bệnh động kinh bằng lamotrigine, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi dùng các biện pháp tránh thai có chứa progesteron và estrogen.
Các biện pháp tránh thai cho người động kinh
Bệnh nhân có thể trao đổi với bác sỹ chuyên khoa về mong muốn ngừa thai để có được sự kết hợp tốt nhất cho thuốc chống động kinh và biện pháp tránh thai sử dụng. Dưới đây là một số phương pháp tránh thai có thể sử dụng cho phụ nữ bị động kinh:
Viên uống tránh thai
– Thuốc tránh thai tổng hợp
Các thuốc tránh thai tổng hợp chứa hormone estrogen và progesteron/progestin. Tuổi tác, cân nặng, huyết áp cao, hút thuốc… đều là những yếu tố nguy cơ gây ra tác dụng phụ ở phụ nữ uống thuốc ngừa thai tổng hợp.
Một số thuốc chống động kinh ảnh hưởng đến hiệu quả ngừa thai của thuốc tránh thai tổng hợp. Nếu người bệnh đang dùng một AED gây cảm ứng enzym, bác sỹ có thể tư vấn dùng liều gấp đôi của viên uống ngừa thai (60 microgam estrogen, thay vì 30 microgam), đặc biệt nếu người bệnh chỉ sử dụng thuốc tổng hợp để tránh thai. Ngay cả với việc sử dụng liều cao, thuốc tránh thai cũng có thể không đạt được hiệu quả tối đa trong việc tránh thai. Vì vậy, nên kết hợp viên uống tránh thai với những phương pháp khác.
Nếu bị chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt có thể do liều estrogen không đủ cao để tránh thai. Người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến của bác sỹ nếu tình trạng này xảy ra.
Estrogen có thể là yếu tố kích thích gây co giật ở một số phụ nữ. Khi nồng độ estrogen lên cao, nguy cơ co giật có thể xảy ra. Tuy nhiên, do estrogen sẽ nhanh chóng bị chuyển hoá và thải trừ trong cơ thể do tác dụng của thuốc chống động kinh, nguy cơ co giật là không đáng kể.
– Thuốc tránh thai đơn thuần
Chỉ chứa hormone progesteron. Thuốc này ít có hiệu quả ngừa thai hơn so với thuốc tổng hợp, đặc biệt nếu người bệnh sử dụng thuốc chống động kinh gây cảm ứng enzym. Do đó, phương pháp này không được khuyến cáo.
– Thuốc tránh thai khẩn cấp
Thuốc tránh thai khẩn cấp được sử dụng sau khi quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ. Nếu sử dụng AED gây cảm ứng enzym, bệnh nhân sẽ cần một liều thuốc tránh thai khẩn cấp lớn hơn so với những phụ nữ khác. Thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ sử dụng một liều duy nhất do đó người bệnh cần gấp đôi liều (hai viên thay vì một viên).
Que cấy tránh thai
Que cấy tránh thai như Nexplanon chứa progesteron được cấy dưới da ở bắp tay. Que tránh thai có thể bị ảnh hưởng bởi AED gây cảm ứng enzym nên thường không được khuyến cáo cho người bệnh sử dụng thuốc chống động kinh loại này.
Miếng dán ngừa thai
Miếng dán ngừa thai có chứa estrogen và progesteron có tác dụng tương tự như sử dụng thuốc tránh thai tổng hợp. Giống như viên uống tránh thai tổng hợp, đây không phải là biện pháp tránh thai hiệu quả nếu sử dụng AED gây cảm ứng enzym.
Vòng âm đạo (Đặt vòng)
Vòng âm đạo là một vòng nhựa dẻo đặt vào âm đạo. Nó sẽ giải phóng estrogen và progesteron hơn 21 ngày. Đặt vòng cũng có thể không phải là một hình thức tránh thai hiệu quả nếu người bệnh sử dụng AED gây cảm ứng enzym.
Xem thêm:
Mẹ bị động kinh có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bệnh động kinh có di truyền không?
Giải pháp an toàn giúp hỗ trợ làm giảm các cơn co giật, động kinh
Người bệnh động kinh nên lựa chọn biện pháp tránh thai thích hợp như đặt vòng
Các phương pháp tránh thai không bị ảnh hưởng bởi AED
Phương pháp rào cản
Phương pháp này tạo một rào cản vật lý ngăn ngừa việc thụ thai, bao gồm: bao cao su, màng ngăn… Đây là biện pháp không bị ảnh hưởng bởi AED. Tuy nhiên, đối với nhiều người việc sử dụng phương pháp này không thực sự hiệu quả, nên thường được khuyến khích dùng kết hợp với một biện pháp tránh thai khác.
Vòng tránh thai
Là thiết bị được đặt vào tử cung, chúng không bị ảnh hưởng bởi AED vì không chứa hormon.
Vòng tránh thai nội tiết (IUSs)
Cũng được gắn vào tử cung nhưng khác vòng tránh thai đơn thuần là IUSs có chứa hormone progesteron. Do hormon này được giải phóng tại chỗ chứ không hấp thu vào tuần hoàn, IUSs không bị ảnh hưởng bởi AED. Rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng phương pháp này là người bệnh có thể lên cơn động kinh khi IUSs được đặt vào. Tuy nhiên, điều này rất hiếm khi xảy ra. Nếu bệnh nhân muốn sử dụng biện pháp tránh thai này, nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ.
Tiêm tránh thai
Thuốc tránh thai đường tiêm (Depo Provera) chứa progesteron, được tiêm vào các thời điểm xác định. Phương pháp này không bị ảnh hưởng bởi AED vì progesteron được đưa thẳng vào máu chứ không qua gan – nơi có thể bị ảnh hưởng bởi AED gây cảm ứng enzym.
Bên cạnh việc lựa chọn các biện pháp ngừa thai thích hợp, điều quan trọng nhất với người bệnh động kinh là việc kiểm soát tốt các cơn động kinh, chuẩn bị tâm lý và sức khỏe ổn định để sẵn sàng mang thai và sinh con sau này. Các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược như An tức hương, Câu đằng… có tác dụng giảm tần suất, mức độ các cơn co cứng, co giật là lựa chọn thích hợp nhất để sử dụng cùng các thuốc chống động kinh, hạn chế tác dụng phụ do thuốc chống động kinh gây ra.
DS. Xuân Thủy
Nguồn: http://www.epilepsysociety.org.uk/
——————————
Thông tin cho bạn
TP BVSK Cốm Egaruta có chứa các thành phần như An tức hương, Câu đằng, GABA, Taurine, Magie Clorua giúp:
– Phòng ngừa và hỗ trợ giảm tần suất, mức độ các cơn co cứng, co giật.
– Giảm các triệu chứng rối loạn tâm thần, rối loạn cảm giác kèm theo các cơn động kinh.
– Dùng kết hợp khi điều trị và phục hồi khả năng vận động của cơ thể sau cơn động kinh.