Mặc dù không phải là lựa chọn ưu tiên hàng đầu, nhưng thuốc tây vẫn là giải pháp hữu hiệu với những trường hợp rối loạn tic nặng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, thuốc cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, việc nắm rõ về thuốc, lợi ích, tác dụng phụ cũng như cách dùng có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị.
Các thuốc thường được sử dụng trong điều trị rối loạn tic ở trẻ
Việc lựa chọn thuốc điều trị rối loạn tic cho trẻ sẽ phụ thuộc nhiều vào triệu chứng, mức độ bệnh cũng như các rối loạn thần kinh mắc kèm khác như tăng động giảm chú ý, rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay trầm cảm. Dưới đây là một số thuốc thường được kê đơn trong điều trị rối loạn tic:
Haloperidol
Haloperidol thuộc nhóm chống loạn thần thế hệ 1, đã từng là lựa chọn đầu tay của nhiều y bác sĩ trong điều trị rối loạn tic, nhưng hiện nay ít được kê đơn hơn các thuốc thế hệ 2, 3 vì gây ra nhiều tác dụng phụ như: rối loạn giấc ngủ, đau đầu, bồn chồn, lo âu, co cứng cơ khớp, run rẩy,… Để hạn chế những tác dụng không mong muốn này, bác sĩ thường sử dụng với liều thấp và đánh giá thấy nhiều trẻ cải thiện tốt biểu hiện tic.
Thuốc điều trị rối loạn tic Haloperidol có thể gây tác dụng phụ đau đầu, lo âu ở trẻ
Pimozide
Cũng là một thuốc chống loạn thần thế hệ đầu tiên, nhưng được sử dụng phổ biến hơn Haloperidol vì ít tác dụng phụ trên thần kinh. Tuy nhiên, Pimozide lại có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim như nhịp tim nhanh hoặc không đều,… bởi vậy phụ huynh cần hết sức thận trọng khi sử dụng cho trẻ.
Risperidone
Nhờ khả năng cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, Risperidone giúp trẻ rối loạn tic kiểm soát hiệu quả biểu hiện nháy mắt, chun mũi, nhún vai, giật cơ cổ, ho hắng giọng, tặc lưỡi,… Mặc dù ít gây tác dụng phụ trên hệ thần kinh, nhưng Risperidone có thể gây rối loạn chuyển hóa glucose, lipid dẫn đến tăng cân quá mức, huyết áp cao, tiểu đường và ảnh hưởng đến chức năng gan của trẻ.
Aripiprazole
Aripiprazole là thuốc chống loạn thần thế hệ 3 có khả năng tác động trực tiếp tới các thụ thể dopamin giúp cân bằng nồng độ dopamin trong não bộ, nhờ đó cải thiện hiệu quả biểu hiện tic ở trẻ. Ưu điểm của Aripiprazole là ít gây tăng cân hay ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh, tim mạch. Những tác dụng phụ của thuốc này thường nhẹ và chỉ xảy ra trong thời gian ngắn bao gồm mất ngủ, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, bồn chồn, khó chịu,…
Tetrabenazine
Nhờ khả năng làm giảm nồng độ dopamin trong não bộ, Tetrabenazine giúp trẻ rối loạn tic kiểm soát tốt hành vi, giảm bớt biểu hiện nháy mắt, chun mũi, nhún vai,… Tuy nhiên, Tetrabenazine có thể gây tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm hoặc nảy sinh ý nghĩ tự tử ở trẻ, bởi vậy phụ huynh cần thật sự cẩn trọng khi cho trẻ sử dụng.
Clonidine
Clonidine có thể tác động đến các thụ thể adrenalin trong não bộ giúp cải thiện đồng thời cả chứng rối loạn tic và tăng động giảm chú ý ở trẻ. Một số tác dụng phụ mà trẻ có thể gặp phải bao gồm chóng mặt, buồn ngủ, nhức đầu, trầm cảm,… Khi sử dụng không nên ngừng đột ngột bởi có thể gây tăng huyết áp quá mức, rất nguy hiểm.
Clonidine giúp cải thiện đồng thời cả chứng rối loạn tic và tăng động ở trẻ
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp giúp điều trị rối loạn tic an toàn, hiệu quả nhất hiện nay, hãy chủ động gọi điện thoại hoặc liên lạc qua zalo số 0962.620.043 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
Nguyên tắc khi sử dụng các thuốc điều trị rối loạn tic cho trẻ
– Khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn tic các bác sĩ thường bắt đầu với liều thấp và tùy đáp ứng của trẻ mà tăng dần cho đến khi đạt liều điều trị. Bởi vậy, phụ huynh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, không tự ý tăng, giảm liều hoặc thay đổi thuốc, nhất là trong giai đoạn dò liều.
– Không được ngưng thuốc đột ngột nếu chưa có chỉ định của bác sĩ, trừ trường hợp trẻ bị dị ứng với thuốc hoặc gặp tác dụng phụ nghiêm trọng như trầm cảm, nảy sinh suy nghĩ tự tử,…
– Ghi chép những cải thiện tích cực của trẻ và thông báo ngay với bác sĩ nếu trẻ có bất cứ biểu hiện bất thường nào để được tư vấn, xử trí kịp thời.
Kết hợp cùng sản phẩm thảo dược giúp kiểm soát chứng rối loạn tic hiệu quả
Bên cạnh việc sử dụng thuốc trị rối loạn tic theo đúng chỉ định, chuyên gia khuyến khích phụ huynh kết hợp cùng Tpbvsk cốm Egaruta để nâng cao hiệu quả điều trị. Với thành phần từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương, cốm Egaruta không chỉ có tác dụng trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não mà còn gián tiếp làm giảm nồng độ dopamin giúp cải thiện biểu hiện tic như nháy mắt, chun mũi, nhún vai, giật cơ cổ, ho hắng giọng, tặc lưỡi,… hiệu quả. Ngoài ra, trong sản phẩm còn chứa các dưỡng chất bổ não như Taurine, Magie, GABA giúp tăng cường sự tập trung, cải thiện tư duy, trí nhớ ở trẻ rất tốt.
Ngay từ khi có mặt trên thị trường, cốm Egaruta đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao và trở thành người bạn đồng hành giúp hàng ngàn trẻ rối loạn tic thoát khỏi chứng bệnh này. Cùng lắng nghe chia sẻ của phụ huynh các bé tại đây:
Chia sẻ kinh nghiệm trị rối loạn tic cho con hiệu quả
Hiểu rõ lợi ích cũng như tác dụng phụ của từng thuốc điều trị rối loạn tic là cách tốt nhất để có những lựa chọn phù hợp và giúp trẻ sớm thoát khỏi chứng bệnh này.