Cơn co giật, động kinh thường xảy đến bất ngờ, khiến người bệnh dễ gặp phải những tai nạn, chấn thương, thậm chí là tử vong nếu ngã, ngất ở nơi nguy hiểm mà không được xử lý kịp thời. Bài viết sau sẽ chia sẻ với bạn 11 cách giúp người bệnh động kinh tránh mọi nguy hiểm khi xảy ra cơn co giật.
Chia sẻ với mọi người về bệnh động kinh của mình
Thật khó có thể chắc chắn được rằng, cơn co giật, động kinh sẽ xảy ra khi nào và ở đâu, bởi vậy, bạn nên trao đổi với người thân, bạn bè, đồng nghiệp,… về căn bệnh của mình và chỉ cho họ thấy cách để giúp bạn sớm vượt qua cơn co giật bất ngờ. Đừng ngần ngại, bởi thực chất động kinh cũng giống như các bệnh lý mạn tính khác, bạn không có gì phải lo sợ hay xấu hổ vì căn bệnh này. Hãy để mọi người hiểu hoàn cảnh bạn đang gặp phải, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho bạn.
Chia sẻ với những người xung quanh về căn bệnh động kinh của chính mình
Lắp đặt thảm lót tường, sàn nhà
Những lớp đệm mềm, êm, chắc chắn sẽ là lựa chọn an toàn hơn nhiều so với sàn gỗ, gạch cứng. Bởi nếu không may ngã trong cơn co giật, những tấm đệm mềm có thể giúp bạn “hạ cánh” một cách an toàn, hạn chế tối đa những chấn thương có thể xảy ra. Ở trong nhà tắm, nhà vệ sinh,… bạn nên chọn những tấm thảm chống trơn trượt để hạn chế nguy cơ ngã khi đột ngột lên cơn co giật.
Sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng
Một ngôi nhà bừa bộn với quá nhiều đồ đạc sẽ là một nơi tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người bệnh động kinh. Bởi vậy, bạn nên tối thiểu hóa đồ đạc trong nhà và sắp xếp chúng thật gọn gàng, ngăn nắp.
Bọc kín cạnh của các đồ vật trong nhà
Dùng xốp hoặc các miếng nệm cao su để bọc kín các cạnh bàn, cạnh giường, cạnh ghế,… và những vật dụng sắc nhọn để tránh gây tổn thương cho người bệnh động kinh mỗi khi lên cơn co giật.
Tắm bằng vòi hoa sen thay vì tắm trong bồn
Người bệnh động kinh không nên tắm trong bồn, bởi vì nếu cơn co giật bất ngờ xảy ra có thể khiến bạn bị chết đuối. Thay vào đó, hãy tắm dưới vòi hoa sen và giữ cho cống thoát nước luôn thông thoáng, hạn chế nước chảy ngược trở lại khiến sàn nhà trơn trượt. Với trẻ nhỏ bạn có thể dùng ghế tắm và vòi phun nước cầm tay.
Người bệnh động kinh nên tắm với vòi hoa sen thay vì tắm bồn
Cơn co giật có thể xảy đến bất cứ lúc nào, do vậy bạn cần trang bị cho mình những phương pháp phòng tránh hiệu quả. Hãy gọi điện thoại cho chúng tôi hoặc liên lạc qua zalo tới số 0962.620.043, các chuyên gia sẽ hỗ trợ tư vấn giúp bạn.
Đừng chốt cửa bên trong khi ở một mình
Việc làm này sẽ giúp bạn dễ dàng nhận được sự trợ giúp từ người khác nếu bất ngờ lên cơn co giật. Bạn có thể để các tấm biển như: “Xin đừng làm phiền”,… ở cửa phòng ngủ hoặc ở phòng tắm, nhà vệ sinh,… để thay thế cho việc chốt cửa, nếu lo lắng bị xâm phạm không gian riêng tư.
Tránh những nơi có “lửa”
Hãy cẩn thận hơn trong nhà bếp hoặc những nơi có lửa vì chúng có thể gây bỏng, hỏa hoạn nếu người bệnh không may lên cơn co giật. Bởi vậy, các loại bếp điện, lò vi sóng,… sẽ là lựa chọn an toàn hơn cho gia đình có người thân mắc chứng bệnh co giật, động kinh.
Lựa chọn các công cụ, máy móc thích hợp
Hạn chế làm việc với các loại máy móc lớn, cồng kềnh, bạn nên lựa chọn các công cụ cỡ nhỏ, có tính năng dừng hoạt động khi người dùng buông tay hoặc đặt xuống đất, điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa tổn thương khi xảy ra cơn co giật.
Lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp
Người bệnh động kinh nên hạn chế lái xe, đặc biệt là lái xe đường dài. Tốt nhất bạn nên chọn đi taxi, xe buýt hoặc xe ôm thì sẽ an toàn hơn. Nếu bạn di chuyển bằng xe đạp, hãy đội mũ bảo hiểm, đeo bảo hộ ở đầu gối, khuỷu tay. Và chú ý, nên đứng cách xa đường ray hoặc những nơi nhiều xe cộ di chuyển.
Lựa chọn các phương tiện di chuyển an toàn như xe buýt, taxi
Chuẩn bị kĩ càng trước mọi chuyến đi
Bạn nên chọn những chuyến đi ngắn và được nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế những hành trình dài, tốn quá nhiều sức lực. Đồng thời, nên đi cùng bạn bè, người thân để được trợ giúp khi cần thiết, tránh đi một mình. Bạn cũng cần chuẩn bị thuốc đủ cho cả chuyến đi, không nên bỏ quên bất cứ liều nào, vì điều này có thể khiến cơn co giật tái phát nhiều hơn.
Kết hợp sử dụng các sản phẩm thảo dược để kiểm soát cơn co giật tốt hơn
Để kiểm soát cơn co giật, động kinh hiệu quả, đảm bảo an toàn tốt nhất, bên cạnh việc kiên trì dùng thuốc tây theo đúng chỉ định, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngưng thuốc đột ngột, các chuyên gia khuyến khích người bệnh động kinh nên kết hợp sử dụng Tpbvsk cốm Egaruta. Với thành phần từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương đã được chứng minh có tác dụng trấn an tâm thần, giúp ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giảm cơn co giật, động kinh hiệu quả. Không chỉ vậy, trong sản phẩm còn chứa các dưỡng chất thiết yếu như GABA, Taurine, Magie giúp tăng cường chức năng não bộ, hồi phục vận động sau cơn và cải thiện tư duy, trí nhớ rất tốt.
Hiệu quả của sản phẩm đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng, kết quả cho thấy cốm Egaruta giúp giảm 98.38% cơn động kinh và giảm gần 2 phút thời gian diễn ra cơn co giật mà không gây bất cứ tác dụng phụ gì ngay cả khi sử dụng lâu dài. Bạn có thể lắng nghe những nhận định của GS. TS Nguyễn Văn Chương về lợi ích của cốm Egaruta trong video sau:
Đánh giá của GS.TS Nguyễn Văn chương về lợi ích của cốm Egaruta
Không chỉ được nhiều chuyên gia đánh giá cao, cốm Egaruta còn được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn sử dụng và phản hồi tích cực. Cùng lắng nghe chia sẻ của cô Thủy (Đức Hòa, Long An) trong video sau để hiểu rõ về công dụng của sản phẩm thảo dược này:
Hi vọng với những chia sẻ trong bài viết trên, các bạn độc giả đã có thể hiểu rõ về cách để phòng và ngăn chặn những tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra khi lên cơn co giật, động kinh, giúp đảm bảo an toàn, sức khỏe cho chính mình và người thân.